Bệnh mới trên tôm và cách phòng trị

Sau dịch bệnh gan tụy cấp, đốm trắng, phân trắng làm người nuôi tôm điêu đứng, nay lại xuất hiện bệnh mới, nếu không phát hiện kịp thời người nuôi tôm có thể bị thiệt hại nặng.

tôm bị viêm ruột
Tôm bị bệnh viêm ruột cấp

Bệnh mới, đã phổ biến

Anh Ba Nguyên ở xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cho biết, vừa qua ao nuôi tôm 2.500 ha của gia đình anh có dấu hiệu lạ. Màu tôm chuyển sang hồng, thân mềm và bỏ ăn. Trước dấu hiệu trên, anh chia sẻ với nhiều người nhưng đến nay vẫn chưa hiểu rõ căn bệnh này.

Ông Diệp Thành Công, Phó Chủ tịch Hội Thủy sản huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cho biết, bệnh này đã phát hiện 2 năm nay và gây thiệt hại rất lớn. Khi phát hiện bệnh khoảng 2 - 3 ngày, tôm có thể chết hàng loạt.

Huyện đã báo cáo lên trên, đang chờ kết quả nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa có nguyên nhân chính thức nào được đưa ra. Căn bệnh này khá phổ biến, chiếm khoảng 40% diện tích thả nuôi trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau cho biết, diện tích nuôi tôm công nghiệp của TP Cà Mau đang thả nuôi trên 700 ha và có khoảng 30 - 40% diện tích bị dịch bệnh. Trong đó, dấu hiệu bệnh như trên chiếm phần lớn. Bệnh này khi mới chớm rất khó phát hiện.

Dấu hiệu bệnh

Với những nghiên cứu thực tế, ông Nguyễn Ngọc Thạnh, GĐ Cty Mega cho biết: “Qua những dấu hiệu kịp thời phát hiện bệnh, chúng tôi đưa ra phương pháp để giải quyết dứt điểm bệnh này. Tôi gọi đó là bệnh viêm ruột cấp”.

Dấu hiệu bệnh lý: Trước khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý 3 - 5 ngày, tôm ăn tăng bất thường. Sau đó tôm đột ngột giảm ăn hoặc bỏ ăn. Tôm giảm linh hoạt, một số nổi lên mặt nước và đeo theo những giàn quạt nước, dạt bờ và bắt đầu chết rải rác.

Bắt tôm quan sát, nếu tôm bị bệnh thì thấy một số triệu chứng sau: Nếu bệnh nhẹ thì đường ruột tôm có màu hơi nâu và không thể hiện màu thức ăn. Nếu nặng thì đường ruột trống và có màu nâu đỏ. Bao tử, gan có màu đỏ. Tôm chậm lớn, giảm cân, thân tôm teo tóp và có màu đỏ hơi hồng. Vỏ tôm mềm.

Các yếu tố môi trường của ao nuôi khi tôm nhiễm bệnh: Khi tôm bắt đầu nhiễm bệnh thì kiềm bắt đầu tăng cao, có những ao kiềm có thể trên 300 mg/lít (đặc biệt tôm vẫn bị mềm vỏ và không lột xác được).

Hàm lượng Nitric tăng cao quá mức kiểm soát. Nước có màu xanh đậm và khó điều chỉnh mật độ tảo. Từ những dấu hiệu nhận biết trên, khi phát hiện tôm nhiễm bệnh, người nuôi có thể áp dụng cách xử lý dưới đây để điều trị dứt điểm.

Phương pháp xử lý

Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh viêm ruột cấp, ta cắt cử không cho tôm ăn từ 2 - 5 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ. Kiểm tra tôm có thể bắt mồi lại thì tiến hành điều trị.

Chú ý, trong thời gian cắt cử không cho ăn, tiến hành hạ hàm lượng Nitric (NO2-) bằng CARBOXY NEW với liều lượng 3 - 6 kg/1.000 m3 tùy theo mức hàm lượng Nitric. Khi bắt đầu điều trị, giảm lượng thức ăn so với bình thường từ 50 - 70%, đồng thời giảm cỡ thức ăn để tăng khả năng nhiều tôm bắt mồi.

Từ ngày 1 đến ngày thứ 5: Bổ sung các cữ trong ngày. Bổ sung ANTI MOS NEW 10 gr/kg thức ăn. Bổ sung MEGAZYME 5 gr/kg thức ăn. Bổ sung MIX ONE 10 gr/kg thức ăn. Sử dụng MENOL 10 ml/kg thức ăn.

Từ ngày thứ 6 trở đi: Bổ sung các cữ trong ngày. Bổ sung ANTI MOS NEW 10 gr/kg thức ăn. Bổ sung MEGAZYME 5 gr/kg thức ăn. Bổ sung MEGA VITACALCI 50 gr/kg thức ăn. Bổ sung GROW MIN 3 gr/kg thức ăn.

Ngay ngày thứ 6 xử lý VIABA theo liều hướng dẫn để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường.

Ngày thứ 8 xử lý M5 để diệt vi khuẩn cơ hội gây bệnh cho tôm. Khi tôm bắt đầu lột xác đồng đều, đường ruột ổn định, kiềm bắt đầu hạ là tôm sẽ khỏe mạnh bình thường.

Vừa qua, ao nuôi tôm thẻ chân trắng được gần 30 ngày tuổi của một hộ dân ở xã Hòa Tân, TP.Cà Mau đã bị nhiễm căn bệnh trên, Cty Mega đã đến hợp đồng điều trị, sau 6 ngày điều trị bệnh đã được chặn đứng và thuyên giảm.

Đến nay, tôm đã được 58 ngày, trọng lượng tôm hiện khoảng 100 con/kg, tôm phát triển tốt, tất cả các dấu hiệu bệnh đã được ngăn chặn.

Anh Út Lam, ấp Hiệp Vịnh, xã An Trạch, huyện Đông Hải (Bạc Liêu), tôm nuôi được 46 ngày tuổi, có dấu hiệu bị bệnh phân trắng và có dấu hiệu đỏ thân đúng như các dấu hiệu bệnh viêm ruột cấp, anh đã thỏa thuận để kỹ sư của Cty Mega dùng phương pháp và sản phẩm của Cty điều trị tại ao nuôi trên diện tích 1.500 m2.

Anh Lam cho biết, sau 3 ngày điều trị bệnh đã hết và khỏi hẳn sau 9 ngày. Tuy nhiên, sau đó tôm lớn chậm, môi trường bị ô nhiễm, độ mặn quá cao nên anh đã thu hoạch, cũng may không lỗ. Không có phương pháp điều trị của Cty Mega có thể anh đã mất trắng ao nuôi này.

Bằng phương pháp trên, Cty Mega đã điều trị bệnh tôm cho rất nhiều bà con ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh. Hướng phát triển của Cty Mega sẽ phổ biến phương pháp trên ra các tỉnh vùng ĐBSCL để giúp người nuôi tôm.

Báo Nông nghiệp VN, 19/06/2015
Đăng ngày 19/06/2015
Trần Hiếu
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:01 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:01 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:01 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:01 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 22:01 15/11/2024
Some text some message..