Bệnh phổ biến trên cá cảnh nước ngọt

Tiếp tục bài viết các bệnh phổ biến trên cá cảnh nước ngọt trước, hôm nay Tép Bạc sẽ liệt kê thêm một số bệnh nữa nhé!.

Cá cảnh
Để duy trì một hồ cá đẹp, nên phòng bệnh cho cá thường xuyên

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh nhiễm vi rút Piscine novirhabdovirus gây ra, và khả năng cao gây chết cá. 

Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết 

Cá bị bệnh này sẽ bị xuất huyết ở các cơ quan nội tạng, cơ và da. Ban đầu có các vùng tụ huyết là những chấm nhỏ màu đỏ trên da cá, sau đó hình lan rộng ra. Kèm theo một số triệu chứng sau: mang nhạt, cơ thể tối màu, tích tụ chất lỏng trong cơ thể, mắt lồi. 

Bệnh tụ huyết trùng trên cáCá bị bệnh tụ huyết trùng. Ảnh: becadaukeo.com 

Điều trị nhiễm trùng huyết 

Không có phương pháp điều trị nào là thực sự tốt cho cá bị bệnh, vì vậy rủi ro cá mắc bệnh chết là rất cao. Bạn có thể cố gắng làm sạch bể và tăng nhiệt độ nước lên vài độ. Các loại thuốc như API Triple Sulfa, Kanamycin và Thomas Labs Fish Mox cũng có thể có hiệu quả để điều trị (sử dụng theo liều dùng khuyến cáo). 

Bệnh do nhiễm chấy/rận 

Chấy/rận là một trong những ký sinh trùng mà cá nước ngọt dễ mắc phải. Những ký sinh trùng nhỏ này có thể bám vào da cá và hút máu. 

Các triệu chứng của chấy/rận 

Nếu cá có chấy/rận, bạn có thể quan sát thấy ký sinh trùng hình dạng như một cái đĩa nhỏ trong suốt nằm bên cạnh cơ thể cá. Hầu hết cá nhiễm rận đều nhợt nhạt do bị hút máu. Cá có biểu hiện cọ xát với các bề mặt trong bể để loại bỏ ký sinh trùng. Điều này có thể khiến cơ thể cá bị xước và gây nhiễm trùng. 

Ký sinh trùng Argulus sppKý sinh trùng Argulus spp

Điều trị bệnh 

Cách tốt nhất để điều trị chấy/rận ở cá là loại bỏ tất cả ký nh trùng khỏi da cá. Nếu có bất kỳ vết thương nào bên ngoài da, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh tại vị trí kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dành cho cá có chứa Diflubenzuron để điều trị. 

Bệnh mắt lồi 

Bệnh mắt lồi là do nhiễm vi khuẩn gây ra khiến một hoặc cả hai mắt của cá bị lồi ra khỏi hốc mắt. Đôi khi, bệnh cũng có thể do thiếu vitamin A hoặc chất lượng nước kém. 

Các triệu chứng của bệnh mắt lồi 

Tình trạng này thường rất dễ chẩn đoán vì cá có biểu hiện mắt lồi bất thường khỏi hốc mắt. 

Cá bị bệnh mắt lồiCá mắc bệnh mắt lồi. Ảnh: kingkoifarm.com 

Điều trị bệnh mắt lồi 

Bạn có thể sử dụng Tetracycline hoặc thuốc có thành phần sulfa để điều trị (sử dụng theo liều dùng khuyến cáo).  Ngoài ra, cũng cần phải kiểm tra chất lượng nước trong bể và vệ sinh bể khi cá mắc bệnh. 

Cách ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe ở cá cảnh nước ngọt 

Sức khỏe của cá phụ thuộc vào chất lượng nước nuôi, chế độ ăn uống, mực độ và mức độ căng thẳng của chúng. Để giúp cá khỏe mạnh, đây là một số điều bạn có thể: 

  •  Cung cấp chế độ ăn uống phù hợp và dinh dưỡng: cá cảnh nên được cho ăn một chế độ ăn uống thích hợp hàng ngày với mực độ thả nuôi, chủng loại cá và loại thức ăn,…. Chế độ ăn uống sẽ giúp cá no lâu và không tranh giành thức ăn với những con cá khác trong bể. 
  • Chất lượng nước tốt: Đảm bảo rằng nước nuôi cá là sạch bằng cách sử dụng các bộ lọc nước tốt, thích hợp cho nuôi cá cảnh và duy trì nhiệt độ nước thích hợp. Ngoài ra, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng mực nước trong bể là phù hợp cho cá sinh sống. Bằng cách duy trì và giữ cho bể của bạn ở các thông số nước thích hợp sẽ giúp cá khỏe mạnh. 
  • Thường xuyên quan sát bể: Tốt nhất là bạn nên quan sát cá trong bể của bạn hằng ngày. Điều này sẽ cho bạn biết nếu cá có đang bị bệnh hoặc căng thẳng hay không. Việc phát hiện sớm các mối nguy có thể gây bệnh sẽ dễ khắc phục và điều trị hơn là đã đến giai đoạn bệnh mới phát hiện. 
  • Giảm căng thẳng: Mật độ nuôi vừa phải, không nuôi chung các loài cá dữ với nhau hoặc với cá khác. Cá mới cần được tập thích nghi để quen với nhiệt độ nước trong bể trước khi nhập đàn. Bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu cá “đánh nhau”, hãy tách riêng chúng và không nên nuôi chung. 
  • Kiểm tra dịch tể cá mới: Bất kỳ loài cá mới nào cũng nên được theo dõi và kiểm tra dịch tể trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để đảm bảo không thả cá bị bệnh vào bể. 

Cá cảnhThú chơi cá cảnh rất phổ biến hiện nay

Trên đây, là tập hợp các bệnh khá phổ biến trên cá cảnh nước ngọt. Nếu cá “có vẻ như” bị bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh, bạn vẫn nên theo dõi và bắt đầu điều trị ngay lập tức. Nhiều bệnh trong số này có thể được điều trị dễ dàng và nhanh chóng nếu phát hiện sớm. Cách tốt nhất để điều trị bất kỳ vấn đề nào ở cá là phòng ngừa, do đó bằng cách kiểm soát các thông số nước trong bể trong phạm vi lý tưởng và giữ cho bể sạch sẽ, hầu như bạn đã có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật xảy ra cho cá. 

Đăng ngày 24/11/2023
Mạnh Kha @manh-kha
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:56 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:56 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:56 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:56 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:56 23/12/2024
Some text some message..