Bệnh vàng lá chín sớm tấn công lúa cao sản

Vàng lá chín sớm, loại dịch hại tưởng như đã bị lãng quên trên các giống lúa cao sản nay đột ngột bùng phát mạnh khiến nhà nông không kịp trở tay.

vàng lá chín sớm
Ruộng lúa Đài Thơm 8 nhiễm bệnh vàng lá chín sớm.

Lật lại lịch sử canh tác hơn 20 năm trước đây, các ruộng lúa tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (năm 1997) bị bệnh vàng lá nặng, lá lúa cháy khô sớm, nông dân phải gặt lúa sớm hơn 10 ngày so với bình thường, thiệt hại hơn 30% năng suất. Các nhà khoa học đặt tên là bệnh “vàng lá chín sớm” để phân biệt với các triệu chứng vàng lá khác.

Kể từ khi nhà nông Việt Nam biết sử dụng các hoạt chất hóa học trừ nấm bệnh phun ở giai đoạn đòng trổ thì loại bệnh này đã được quản lý tốt. Sau khoảng 15 năm canh tác (từ năm 2000 đến 2015), bệnh vàng lá chín sớm gần như bị “tuyệt chủng” trên các giống lúa cao sản ngắn ngày.

Chia sẻ của nhà nông Nguyễn Văn Thứ ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tôi làm lúa hơn 20 năm nay quan sát thấy trên giống lúa nếp thì loại bệnh này còn thấy xuất hiện, các giống IR5040, Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM 4900 đã từ lâu không thấy vàng lá chín sớm nặng như năm nay”

Ở ĐBSCL hiện nay nhất là các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, đại dịch vàng lá chín sớm bùng phát mạnh ở các trà lúa trổ đến chín, những nhà nông trẻ thế hệ thứ hai rất hoang mang, không kịp trở tay do thiếu thông tin về loại dịch hại này trước đó.

Anh Nguyễn Thanh Nghĩa ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết: “Từ lúc cha mẹ để ruộng lại cho tôi làm hơn 10 năm chưa biết có loại bệnh này nên không hiểu các phòng trị, lúa bệnh ngày càng nặng, vàng cả cánh đồng, nhìn xa tưởng lúa chín nhưng lại gần bông lúa vẫn còn xanh”.

"Bệnh vàng lá chín sớm do nấm Gonatophragmium sp. gây ra. Bệnh gây hại trên bất kỳ lá lúa nào trong bụi lúa. Trên lá lúa, đầu tiên bệnh xuất hiện là một đốm nhỏ màu vàng nhạt, có hình tròn hoặc thường hơn là hình bầu dục. Đốm bệnh lan lớn ra nhanh chóng và kéo sọc dài màu vàng hướng về chóp lá. Sọc vàng lan dần ra thành vệt vàng màu cam. Bệnh nặng làm lá chuyển màu vàng cam hoàn toàn và lá bị cháy khô", PGS Phạm Văn Kim - Đại học Cần Thơ cho hay.


Lá lúa chuyển vàng như lúa chín nhưng bông lúa vẫn còn xanh.

Thời tiết vụ Đông Xuân năm nay đêm lạnh, ngày nóng, sáng có mù sương làm bệnh vàng lá chín sớm lây lan quá nhanh, đa số nhà nông ngại rằng, việc lá lúa bị vàng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vào chắc của bông lúa. Tuy nhiên, những nghiên cứu thực tế cho thấy màu vàng là màu của nấm bệnh tiết ra nhuộm vàng lá lúa giống như chúng ta “nhuộm tóc” hay “nhuộm vải”.

Bản chất lá lúa bị nhuộm vàng vẫn có khả năng quang hợp do phần diệp lục tố bên trong lá vẫn còn tồn tại. Trong trường hợp này năng suất của ruộng lúa không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ khi bệnh phát sinh sớm từ giai đoạn làm đòng làm cho lá lúa bị cháy khô thì sự quang hợp không còn xảy ra nữa.

Từ những thông tin trên, chúng tôi đưa ra hai hướng quản lý bệnh vàng lá chín sớm như sau:

Nếu bệnh xuất hiện sớm từ giai đoạn làm đòng hay mới vừa trổ lẹt xẹt: Bà con cần can thiệp bằng thuốc hóa học do thời gian bệnh kéo dài đến thu hoạch sẽ làm lá bị cháy khô, không quang hợp được nên năng suất chắc chắn sẽ bị giảm.

Nếu bệnh xuất hiện muộn từ giai đoạn trổ đều về sau: Lúc này lá lúa chỉ bị nhuộm vàng, vẫn còn có khả năng quang hợp để tạo năng suất nên bà con không cần can thiệp bằng thuốc.

Để quản lý bệnh một cách toàn diện thì ngay từ đầu vụ bà con nhớ chọn giống xác nhận để cây lúa khỏe, có sức chống chịu tốt khi xuống đồng.

Sạ với mật độ vừa phải, sử dụng cân đối lượng phân đạm trong suốt qui trình canh tác lúa. Cần thiết tăng cường Kali và Silic cho ruộng lúa.

Những hoạt chất hóa học quản lý tốt bệnh vàng lá chín sớm phổ biến hiện nay như: Macozeb + Cymoxanil, Propineb hay sự kết hợp giữa Propiconazole + Flusilazole. Bà con có thể sử dụng để vừa quản lý vàng lá chín sớm và lem lép hạt ở giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 11/02/2020
Lê Trần Hoàng Vũ
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 18:20 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 18:20 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 18:20 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 18:20 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 18:20 28/11/2024
Some text some message..