Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi xuất hiện ở Hà Tĩnh

Nhiều diện tích nuôi tôm vụ hè thu ở Hà Tĩnh bị mắc bệnh vi bào tử trùng (EHP) dẫn đến tôm nuôi còi cọc. Đây là bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại Hà Tĩnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân.

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi xuất hiện ở Hà Tĩnh
Nhiều vùng nuôi tôm ở Hà Tĩnh đã bị mắc bệnh vi bào tử trùng (EHP)

Ông Lê Thế Huệ - chủ đầm tôm ở xã Hộ Độ (Lộc Hà) có 0,7 ha ao nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh. Vụ hè thu 2019, ông bỏ ra gần 100 triệu đồng mua tôm giống về thả. Thế nhưng, nuôi mãi mà tôm vẫn cứ còi cọc không chịu lớn.

Ông Huệ chia sẻ: Bình quân mỗi ngày ông đổ xuống 2 hồ tôm gần 1 triệu tiền thức ăn, nhưng sau 3 tháng nuôi, tôm chỉ đạt kích cỡ từ 250 – 270 con/kg. Bình thường với thời gian này, tôm đã cho thu hoạch đạt kích cỡ 80 – 100 con/kg.

Bệnh vi bào tử trùng (EHP) lần đầu tiên phát hiện tại Hà Tĩnh trên tôm nuôi

Điều làm ông ngạc nhiên là tôm ăn rất khỏe mà lại bị “suy dinh dưỡng” càng nuôi càng còi cọc. Hiện tượng này khiến ông “mất ăn, mất ngủ” cả tháng trời theo dõi tìm nguyên nhân, nhưng cuối cùng “bó tay”, phải báo với cơ quan chuyên môn về lấy mẫu xét nghiệm.

Đầm tôm của anh Nguyễn Văn Ngọ ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cũng có hiện tượng tôm nuôi chậm lớn bất thường. Sau hơn 3 tháng nuôi, tôm cũng chỉ to bằng đầu đũa.

Theo anh Ngọ thì khi tôm thả nuôi trong tháng đầu tiên vẫn phát triển tương đối bình thường nhưng sau khi đạt trọng lượng khoảng 3-4 gram/con thì tôm cũng chậm lớn dần, rồi có thể dừng lớn hẳn. Tôm nuôi 90 - 100 ngày tuổi chỉ đạt kích cỡ từ 200-250 con/kg.

Chuyên gia Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh trực tiếp lấy mẫu tôm để phân tích

“Vụ tôm này được tôi kỳ vọng rất nhiều bởi chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nhưng với kích cỡ trên thì lỗ nặng. Mặc dù tôm còn nhỏ nhưng cũng phải thu hoạch bán giá rẻ nhằm vớt vát được đồng nào hay đống ấy” – anh Ngọ cho hay.

Sau khi tiếp nhận thông tin từ chính quyền địa phương, cán bộ Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đã trực tiếp về các vùng nuôi tôm trên để tiến hành kiểm tra, lấy mẫu tôm làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Qua đó, phát hiện ký sinh trùng vi bào tử trùng (EHP) gây bệnh trên tôm.

Trước thực trạng trên, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc cũng đã về Hà Tĩnh tiến hành lấy mẫu tại 20 hộ nuôi tôm trên cát thuộc các xã Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Hải (Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên), Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Liên (Nghi Xuân). Kết quả cho thấy 8 hộ có tôm bị mắc bệnh vi bào tử trùng (EHP).

Các chủ đầm tôm cần lựa chọn con giống có kết quả xét nghiệm không mang mầm bệnh EHP trước khi thả nuôi.

Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh cho biết: Đây là bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hà Tĩnh. Khi tôm càng ăn nhiều thức ăn trong quá trình nuôi thì lượng phân thải ra cũng càng nhiều. Trong khi đó, EHP là một bệnh lây qua đường phân - miệng điển hình, không cần ký chủ trung gian. Chính vì lý do đó mà khi tôm ăn càng nhiều thì mầm bệnh thải ra môi trường ngày càng nhiều và sẽ gây nhiễm cho các con tôm trong ao.

Điều đáng nói bệnh này chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tác nhân gây bệnh có thể tồn tại lâu ngày trong bùn dưới dạng bào tử, nếu không phát hiện kịp thời, nguy cơ bệnh tiềm tàng, bùng phát gây hại cho tôm nuôi.

Bệnh vi bào tử trùng Microsporidian trên tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. Khi bị nhiễm bệnh khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Đảm bảo cho vụ tôm thu đông, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đã cảnh báo, hướng dẫn phòng, chống bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm cho các địa phương để tuyên tuyền cho các hộ nuôi tôm.

Theo đó, các chủ đầm chủ động việc quản lý dịch bệnh, quan trọng hơn cả là quản lý dịch bệnh từ đầu nguồn - từ con giống, và sâu xa hơn nữa là từ con giống bố mẹ. Ngoài tìm mua giống có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch và cần phải có kết quả xét nghiệm giống không mang mầm bệnh EHP.

Ngoài ra, quá trình nuôi cần phải tuân thủ theo quy trình nuôi an toàn sinh học, tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Khi phát hiện tôm còi cọc, phải báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp xử lý kịp thời, cắt đứt con đường xâm nhập, lây truyền bệnh...

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 14/10/2019
Hữu Trung
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 02:44 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 02:44 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 02:44 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 02:44 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 02:44 25/04/2024