Bí mật "mỏ" cá khổng lồ hàng trăm năm giữa Hà Nội

Hồ Tây rộng 527ha, là “lá phổi” của Thủ đô cũng như tiềm năng rất lớn về kinh tế thủy sản. Vậy nhưng, mỗi năm đơn vị quản lý khai thác Hồ Tây bán ra thị trường khoảng 400 tấn cá nhưng việc hạch toán như thế nào thì không mấy ai biết.

hồ Tây Hà Nội
Một góc Hồ Tây - "mỏ" cá lớn ở Hà Nội

Sôi động “chợ” cá Hồ Tây

Ở Hà Nội, so với các loại cá khác, cá Hồ Tây được bán với giá cao hơn từ 5 đến 20 nghìn đồng/kg. Tại các chợ dân sinh, cá rô phi khoảng 50 nghìn/kg thì cá Hồ Tây khoảng 55 nghìn/kg. Tương tự, cá trôi, trắm ở chợ ngoài khoảng 60 nghìn/kg thì cá Hồ Tây khoảng 70 nghìn/kg.

Đặc biệt, cá chép Hồ Tây bán từ 100 đến 120 nghìn/kg. Tùy theo trọng lượng, cá càng to thì giá càng cao. Cá Hồ Tây được đánh giá ngon, bổ dưỡng hơn các loại cá khác vì là cá tự nhiên, không phải được nuôi bởi thức ăn công nghiệp.

Nhờ cá có thương hiệu, ở ven Hồ Tây mọc lên rất nhiều quán thủy sản chuyên kinh doanh tôm, cá Hồ Tây, thu hút đông khách. Một chủ quán giấu tên cho biết, bà mở quán cả chục năm nay, “thực phẩm chủ yếu mua từ thủy sản Hồ Tây”.

Trước đây, cứ sáng sớm bà lại đến Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây (phố Nhật Chiêu, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) ở ngay ven hồ mua cá. Hiện có người cứ sáng sớm là mang thẳng cá đến quán, bà không phải đến mua như trước. Chủ quán cho biết, ngoài cá bà mua thêm tôm, nhưng tôm hiếm, không phải ngày nào cũng mua được.

Người này tiết lộ, do cá Hồ Tây được giá, ban đêm có người đến hồ khai thác trộm. Họ bắt đầu thả lưới từ 1-2h sáng, đến khoảng 5h30 thì lên bờ, đưa sản phẩm thu được đi bán. “Bắt trộm cá Hồ Tây trở thành nghề tay trái với một số người. Một đêm họ kiếm được mấy trăm nghìn, thậm chí ngày may mắn kiếm gần triệu bạc”, bà chủ quán tiết lộ.

Nhiều tiểu thương đến mua cá từ Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây rồi đem bán ở một số chợ xung quanh. Việc đánh bắt cá Hồ Tây ngày nào cũng được Xí nghiệp thực hiện. Phóng viên đã tham dự nhiều buổi bán cá của Xí nghiệp cho tiểu thương. Từ khoảng tờ mờ sáng đã có người đến mua cá. Mỗi tiểu thương mua từ 10 đến 30kg hoặc nhiều hơn, chở bằng thùng trên xe máy.

Một tiểu thương cho biết, ở đây chủ yếu có các loại cá như rô, mè, trắm, chép. “Nhiều thùng cá không phân loại, có tổng hợp các loại cá; giá trung bình mỗi kilôgam cá ở thùng đó khoảng 70-80 nghìn đồng”, tiểu thương này nói. Trọng lượng trung bình mỗi con cá ở đây từ vài lạng đến vài kilôgam. Việc bán cá của Xí nghiệp cho tiểu thương kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Theo quan sát của phóng viên cũng như lời tiểu thương, việc mua bán này không có hóa đơn chứng từ gì. Sơ bộ mỗi ngày Xí nghiệp bán cho tiểu thương khoảng hơn 1 tấn cá các loại.

thu mua cá
Tiểu thương mua cá tại Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây

Tiền chảy về đâu?

Cho dù việc mua bán cá được thực hiện hàng ngày giữa Xí nghiệp và tiểu thương nhưng ông Phương Văn Vĩnh, Phó Trưởng ban Quản lý Hồ Tây cho biết, theo quy định của TP.Hà Nội, cá Hồ Tây không nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà việc bắt tỉa, thả bù chỉ nhằm đảm bảo sinh thái, bảo vệ môi trường Hồ Tây.

Việc thả cá, bắt cá do Xí nghiệp Nuôi trồng thủy sản Hồ Tây (Công ty TNHH MTV Hồ Tây) thực hiện và Xí nghiệp này hoạt động ở đây từ thời bao cấp đến nay.

Cũng theo ông Vĩnh, Ban quản lý Hồ Tây chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, còn việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản do Cty Hồ Tây thực hiện, do đó ông không biết về giá cả bán cá cũng như không biết tiền bán cá được sử dụng vào mục đích gì. Ông Vĩnh cho biết, việc bán cá cho tiểu thương mỗi sáng có nhân viên của Ban quản lý Hồ Tây giám sát.

Theo tài liệu của Ban quản lý Hồ Tây, riêng quý II/2015, Cty TNHH MTV Hồ Tây khai thác được sản lượng cá như sau: Tổng trọng lượng khai thác là 133.149kg; trong đó, 90.555kg cá mè, 6.672kg cá trôi, 4.051kg cá chép, 1.011kg cá trắm, 30.860kg cá tạp (cá rô và các loại cá khác). Cũng trong quý II, Công ty đã thả 3.350kg cá giống xuống hồ, trong đó có 2.400kg cá mè, 950kg cá trôi… Đại diện thực hiện việc khai thác và thả cá do ông Phạm Văn Đông, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Hồ Tây ký tên.

Theo quy định hiện hành, Hồ Tây chỉ được thả bốn loại cá là mè, trôi, trắm, chép. Ông Vĩnh cho biết, ước lượng một năm, 400 tấn cá được khai thác ở Hồ Tây. Như vậy, ước tính hàng năm riêng tiền bán cá Hồ Tây thu về hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc mua bán giữa Xí nghiệp khai thác cá và tiểu thương không thấy có hóa đơn chứng từ gì...

Với nguồn lợi thủy sản dồi dào, Hồ Tây cũng có thể ví như “mỏ” cá khổng lồ giữa lòng Thủ đô. Nhưng cơ chế quản lý, khai thác nguồn tài nguyên này như thế nào, cho đến nay cũng không mấy người Hà Nội được biết?

PLVN/Vietnamnet, 08/09/2015
Đăng ngày 08/09/2015
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:57 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:57 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:57 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:57 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:57 01/12/2024
Some text some message..