Bí quyết chăm sóc baba vào mùa đông

Baba từ lâu đã trở thành nguồn dinh dưỡng cho sức khỏe qua vô vàng các món ăn được chế biến độc đáo, hấp dẫn, Vì vậy, việc nuôi baba đang dần được lựa chọn rất nhiều cho các hộ dân.

Baba
Nuôi baba đang dần được lựa chọn rất nhiều cho các hộ dân

Tuy nhiên vào mùa đông, loài baba này lại rất khó chăm sóc. Hôm nay, Tép Bạc sẽ hướng dẫn bạn các bí quyết để dễ dàng chăm sóc chúng nhé!

Loài baba và tập tính của chúng

Baba (Trionychidae) là một động vật nằm trong họ bò sát. Đây là một động vật sống ở môi trường nước ngọc. Loài vật này có vẻ bề ngoài khá giống với rùa khi có vẻ  thân hình khá dẹt. Họ baba có khá nhiều loại, thường dễ gặp nhất ở thị trường Việt Nam như: baba gai, baba hoa,…

Loài baba có một vài đặc tính sống như sau:

- Baba là động vật hoang dã song lại rất dễ nuôi trong môi trường ao hồ hay kể cả bể nhỏ.

- Baba có môi trường sống chủ yếu là dưới nước song cũng có thể sống ở trên cạn và đôi khi cần được sống ở trên cạn.

- Baba hô hấp bằng phổi nên sẽ có một vài lúc cần phải nhô khỏi mặt nước để lấy không khí.

- Khi tiết trời vào đông giá lạnh, nó sẽ trốn mình dưới lớp bùn đất phía đáy hồ. Khi đó việc hô hấp của chúng sẽ được thực hiện  nhờ một cơ quan hô hấp đặc biệt ở cổ họng, cơ quan này có cơ chế hoạt động gần giống với mang của loài cá. 

- Khi đến giai đoạn sinh nở, baba sẽ bò lên mặt nước để tìm chỗ đẻ trứng an toàn. 

- Baba là một loài vật đa tài đa nghệ khi vừa có thể bơi, vừa có thể bò, vừa có thể leo, vừa có thể lấp mình trong bùn đất, và đặc biệt hơn cả là chúng còn biết làm hang để trú ẩn.

- Chúng được biết đến như là một loài vật rất hiền lành, nhưng đôi khi chúng cũng có thể cực kỳ hung dữ.

Phân biệt baba gai và baba trơn

Hiện nay, ba ba gai và ba ba trơn là hai loại ba ba khá phổ biến và được nhiều người nông dân chọn để nuôi với số lượng lớn. Nhưng làm thế nào để phân biệt ba ba gai và ba ba trơn?

Baba gai

Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc. Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn. Ba ba gai có mũi dài. Phần mai của nó có nhiều các nốt sần không đều từ màu nâu đến xám. Đặc điểm phân biệt ba ba gai và ba ba trơn hay các loài ba ba khác là các vết ngấn da sần ở cổ. Cả rìa trước và trên mai đều có nhiều nốt sần.

Baba gaiBaba gai trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ

Baba trơn

Ba ba trơn còn gọi phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng. Da bụng ba ba trơn lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.

Bí quyết chăm sóc baba vào mùa đông

Baba là loài mẫn cảm với nhiệt độ, khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, baba sẽ ngừng ăn và trốn dưới bùn. Lúc này chúng gần như ngừng phát triển. Đặc biệt, đối với khu vực phía Bắc với mùa đông lạnh việc nuôi baba qua đông là thử thách đối với người nông dân. Nếu không được chăm sóc tốt, sức đề kháng suy yếu, baba sẽ bị nhiễm bệnh, thậm chí là chết hàng loạt. Vì vậy việc chăm sóc baba vào mùa đông sẽ cần những lưu ý quan trọng.

Giữ ấm cho ao nuôi baba

Khi nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, bà con nên đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm nhiệt độ môi trường sống cho baba. Thả bèo xuống ao là biện pháp đơn giản hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí nhất. Để giữ ấm cho baba, mật độ thả bèo tối thiểu cần đảm bảo từ 50 – 70% mặt ao.

Khi thả bèo xuống mặt ao, nên chú ý vớt các bèo đang bị thối để làm sạch và thoáng nước. Có hai loại bèo bà con có thể thả đó chính là bèo tây và bèo ta. Ngoài ra, bèo còn giúp hạn chế các bệnh về nấm và nhiễm khuẩn cho baba khỏe mạnh. Lưu ý, nên thả bèo với mật độ vừa phải, phù hợp với ao nuôi. 

BèoThả bèo xuống bề mặt ao để giữ ấm cho baba. Ảnh: thuocdantoc.org

Lựa chọn thức ăn cho baba vào mùa đông

Vào mùa đông, thời tiết rất lạnh nên baba ăn rất ít. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho baba qua đông, trước thời điểm này nên cho baba ăn những thực phẩm dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ bò, mỡ trâu,... để baba có thể tích mỡ dự trữ cho mùa đông. 

Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp thêm nuôi cá trắm, cá mè cá chép,... trong ao. Nếu thời tiết thuận lợi, baba có thể bắt để ăn, giúp chủ động được trong nguồn thức ăn cung cấp cho baba, tăng hiệu quả kinh tế.

Bổ sung các thức ăn dinh dưỡng và vitamin

Bà con nên tranh thủ vào những ngày nắng ấm xen kẽ mùa đông, lúc này có thể cho baba ăn các loại thức ăn ưa thích. Cùng với đó trộn những loại vitamin, khoáng chất vào thức ăn cho baba để tăng cường sức đề kháng. 

Định kì kiểm tra sức khỏe cho baba

Nên định kì kiểm tra sức khỏe cho baba, khi phát hiện baba bị bệnh cần có các biện pháp phù hợp.

Dọn dẹp, vệ sinh bể nuôi

Trong giai đoạn này, nên lưu ý dọn dẹp đáy ao để phòng bệnh cho baba. Phương pháp xử lý đáy ao phổ biến nhất đó là sử dụng chế phẩm sinh học định kì tạt đều xuống bể hoặc ao nuôi. Cung cấp thêm các lợi khuẩn cho nước ao nuôi.

Đăng ngày 20/11/2023
Mây @may
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 02:38 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 02:38 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 02:38 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 02:38 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 02:38 18/12/2024
Some text some message..