Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt: lý thuyết đến thực tiễn

Các trại nuôi tôm thẻ, tôm sú trong ao nước ngọt thường chỉ thành công 2-3 vụ đầu tiên. Những vụ nuôi tiếp theo các ao tôm này thường gặp phải các vấn đề nghiêm trọng giống nhau như bệnh mềm vỏ, vỏ xanh, tôm không đồng đều kích cở hay tình trạng tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?

con tôm thẻ
Ảnh minh họa. Nguồn: tepbac.com

Đầu tiên cần phải hiểu được bản chất của môi trường nước ngọt. Qua bảng bên dưới ta thấy được so với nước mặn môi trường nước ngọt rất nghèo các khoáng chất.

Bảng 1: So sánh thành phần một số chất chính ở trong nước mặn và nước ngọt (Claude E.Boyd, 2000)

Thành phần

Nước biển (mg/l)

Nước ngọt (mg/l)

Clorua (Cl)

Natri (Na)

Sulfate (SO42-)

Magie (Mg)

Canxi (Ca)

Kali (K)

Bicarbonate (HCO3)

Brom (Br)

Stronti (Sr)

Silicate (SiO2)

Bo (Bo)

19000

10500

2700

1350

400

380

142

65

8.0

6.4

4.6

7.8

6.3

11.2

4.1

15

2.3

58.4

0.02

0.1

13.1

0.1

 

Tôm rất cần khoáng chất cho quá trình sinh trưởng và phát triển, chúng có thể hấp thu chất khoáng qua thức ăn và môi trường nước. Trong vài vụ nuôi đầu tiên trong ao nước ngọt chất khoáng trong đất giải phóng ra môi trường, góp phần đảm bảo nồng độ muối khoáng trong nước. Tuy nhiên, sau đó lượng khoáng này suy giảm và tôm nuôi gặp vấn đề.

Do vậy, bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt là bổ sung đầy đủ, đúng cách các loại khoáng chất cần thiết cho tôm kết hợp với thả tôm với mật độ phù hợp dựa trên trình độ quản lý.

Nhờ nắm được bí quyết này mà trang trại của Chaiwat ở tỉnh Pathumi Thái Lan đã thành công trong suốt 14 năm nay (3 năm đầu nuôi tôm sú, 6 năm tiếp theo nuôi tôm thẻ và cách đây 5 năm quay lại nuôi tôm sú cho đến bây giờ), họ duy trì năng suất ổn định 5 tấn/ha/vụ với tỉ lệ thất bại chưa đến 10%. Với tôm sú trung bình sau 115 ngày nuôi, tôm đạt 40-50 con/kg, FCR: 1.3

Trang trại được bao quanh bởi ruộng lúa và các vườn trái cây, độ mặn của nguồn nước ở đây chính xác là 0‰. Hiện trang trại có 31 ao nuôi, diện tích 3.000-4.000 m2/ao. Tổng diện tích của trang trại bao gồm cả ao chứa, ao xử lý, nhà, đường đi là 30 ha. Chi tiết thực tiễn nuôi của họ được kể ra sau đây:

1, Chuẩn bị ao

Sau mỗi vụ nuôi, dùng máy bừa để trải đều bùn ra toàn ao và sau đó phơi nắng cho đến khi bề mặt khô (thường mất gần 1 tháng).

Tiếp theo, dùng vôi Dolomite CaMg(CO3)2 rải đều ao để làm khoáng hóa đất cũng như tăng độ kiềm và ổn định pH.

1.1. Xứ lý nước ở ao chứa:

Vì trang trại nằm giữa cánh đồng lúa nên họ treo túi chứa 5 kg thuốc tím (KMnO4) ở đầu nguồn nước cấp vào ao chứa. Bằng cách này thuốc tím sẽ trung hòa các thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước. Tiếp theo, nước được để trong 3 ngày cho trứng của các loài động vật nở ra sau đó dùng thuốc diêt giáp xác và sát trùng ao.

Sau đó, ao nuôi được cấp nước từ ao chứa thông qua nhiều lớp vải lọc có mắc lưới nhỏ. Nước này hoàn toàn sạch và không chứa các động vật trung gian mang mầm bệnh. Nên lấy nước ở tầng giữa của ao chứa để tránh bùn, khí độc và các vi khuẩn gây hại nằm ở đáy ao. Độ sâu cấp nước là 1m.

Dùng xuồng có gắn các móc sắt di chuyển quanh ao 2 lần/ngày trong suốt  7 ngày để các móc sắt này cày lớp đất ở đáy ao nhằm giúp trộn vôi vào trong đáy ao: Việc này giúp khoáng hóa nền đất.

Bón vi sinh đã được ủ lên men: Thành phần gồm: Bacillus, rỉ mật, hoa quả theo mùa và nước.

Mở quạt nước ngay từ đầu để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật phù du ở trong ao.

Trước khi thả giống, bón nước ót vào ao với liều lượng 8.000 lít/4000 m3 nước ao.

2. Con giống và thả giống

- Trang trại có mối quan hệ tốt với các trại giống uy tín và họ thường trả giá cao hơn thị trường 15% để có được lô giống đẹp nhất.

- Mật độ thả (tôm sú): Tuân thủ nghiêm mật độ 35 con/m2

- Yêu cầu trại giống hạ độ mặn xuống còn 12-13‰ với mức giảm là 3-5‰/ngày.

- Làm 1 lồng bạt diện tích khoảng 220 m2 bằng cách dùng bạt quây một góc ao lại (hình 1), 3 ngày trước thả giống bón 7.000 lít nước ót nhằm nâng độ mặn trong lồng bạt lên 8-10‰.


Lồng bạt: Mép bạt cao hơn mực nước 30-40 cm

3. Thả giống

Cho các bao giống nổi trên mặt nước để cân bằng nhiệt độ giữa bao giống và nước ao. Sau đó, mở miệng bao từ từ để cho nước ao trộn đều với nước trong bao giống. Chỉ thả giống vào lúc 7h sáng.

Cho 200-300 con tôm vào lồng lưới nhỏ (kích thước: dài x rộng x cao: 40cm x 40cm x 60cm), sau 7 ngày thì đếm số tôm còn lại để xác định tỉ lệ sống. Dùng thức ăn công nghiệp cho ăn 3 lần/ngày với lượng 150g/100.000 con/ngày. Tăng lượng thức ăn 5-7% cho ngày tiếp theo.

 Sau 7 ngày, kéo 1 góc của lồng bạt xuống dưới mặt nước 30 cm, để nước của ao và lồng bạt hòa vào nhau. Sau 3 ngày, độ mặn trong lồng bạt hạ xuống 0‰, tiến hành tháo bỏ lồng.

4. Quản lý chặt việc cho ăn

Sau khi tháo bỏ lồng bạt, lượng cho ăn bắt đầu là 1kg/100.000 con/ngày và dựa vào tỉ lệ sống đã xác định ở trên để đinh lượng thức ăn. Trong tuần đầu tiên lượng thức ăn tăng thêm mỗi ngày là 300 g. Thời gian cho ăn: 7h, 12h, 17h, 21h.

4.1. Mỗi bữa ăn đều phải trộn khoáng và vitamin C: vì tôm cần rất nhiều khoáng chất mà hàm lượng khoáng trong ao nước ngọt rất hạn chế. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mềm vỏ và chết dần trong quá trình nuôi. Vitamin C giúp tôm tăng cường sức đề kháng.

4.2. Sử dụng sàng ăn: cho vào sàng với lượng 2-2.5g/kg thức ăn, cứ 1.500 m2 dùng 1 sàng, kiểm tra sàng sau 2 tiếng.

Bảng 2: Cách sử dụng sàng ăn

Thức ăn trong sàn

Phân tôm

Bữa tiếp theo

Hết

Không có phân hoặc phân ngắn

Tăng 5-7%

Hết

Phân dài

Duy trì lượng cho ăn

Còn dư

 

Giảm 20-40%

 

5. Quản lý môi trường nước

5.1. Sử dụng nước ót: Để cung cấp khoáng cho môi trường nước

+ Nước ót có độ mặn từ 120-150‰, nếu nước ót có độ mặn thấp hơn 100‰ thì vi khuẩn Vibrio vẫn còn  tồn tại, nếu độ mặn cao hơn 160‰ thì muối sẽ bị kết tinh dẫn đến mất một số khoáng chất thiết yếu.

+ Sử dụng nước ót bất kỳ khi nào nếu phát hiện thấy dấu hiệu thiếu khoáng ở tôm như mềm vỏ, vỏ xanh, vỏ nổi trên bề mặt ao.

+ Sử dụng định kỳ:

             Lần 1: Trước thả giống: 8.000 lít/4.000m3

             Lần 2: Cho vào lồng bạt (trước thả giống): 7.000 lít/4.000m3

             Lần thứ 3: Cuối tháng thứ nhất: 10.000 lít/4.000m3

             Lần thứ 4: Cuối tháng thứ 2: 14.000 lít/4.000m3

             Lần thứ 5: Trước thu hoạch: 14.000 lít/4.000m3

+ Nước ót được bơm vào ao qua ống PVC được đục các lỗ nhỏ li ti và đặt ngay trước giàn quạt nhằm mục đích giúp nước ót hòa tan đều trong nước ao. Nếu không nước ót sẽ lắng xuống đáy ao và tôm sẽ chết.

5.2. Các chú ý khác

- Định kỳ đánh vi sinh đã ủ lên men với tần suất 1 tuần/lần

- Bổ sung 10 kg MgO/ha vào trước ngày trăng tròn 1 ngày để cung cấp khoáng: Vì vào thời điểm này tôm thường lột xác đồng loạt.

-  Bón 25 kg K2O với tần suất 2 tuần/lần

-  Cứ 10 ngày bón vào khu vực tập trung nhiều bùn 300 kg muối sống/ha để sát trùng đáy ao. Sau đó 2 ngày đánh men vi sinh.

-  Bón vôi dolomite để duy trì độ kiềm > 120 ppm

-  pH: Duy trì pH buổi sáng không thấp hơn 7.5 và buổi chiều không cao hơn 8.2, pH thấp thì tăng cường dùng vôi. pH cao thì tăng cường sử dụng vi sinh, hạn chế lượng cho ăn, tăng cường thay nước. Cắt tảo bằng vôi nóng CaO (liều lượng sử dụng 25kg/4000 m3 nước, đánh vào lúc 1h sáng liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả).

Quạt nước: đảm bảo 1 HP cho 400 kg tôm, giám sát kỹ hàm lượng oxy hòa tan (DO) nhất là vào thời điểm từ 0h-5h sáng, đảm bảo DO luôn cao hơn 5 mg/l.

Kiểm tra sức khỏe tôm: thời điểm tốt nhất là 2-5 giờ sáng, việc kiểm tra vào thời điểm này có thể giúp dự đoán vấn đề về sức khỏe tôm trong 2-3 ngày tiếp theo từ đó có các biện pháp phòng trừ thích hợp

6. Dịch bệnh

Các ao nước ngọt nếu kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì khả năng nhiễm một số bệnh thường gặp do Vibrio gây ra là rất thấp. Trong trường hợp của ChaiWat trang trại của anh không bị ảnh hưởng bởi dịch EMS, tỷ lệ vụ nuôi thất bại rất thấp (< 10%).

Chaiwat đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình với 23 trang trại xung quanh và bây giờ những trang trại đó cũng hiếm khi gặp thua lỗ.

Kết luận

             Nuôi tôm là cả một sự nghiệp, thành công đến không phải nhờ vào sự may mắn mà dưạ trên sự đầu tư bài bản hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống ao chứa, ao xử lý nước thải. Và quan trọng hơn nữa người quản lý phải học hỏi không ngừng. Mô hình trên đây có thể là một gợi ý hay.

Bài viết được tổng hợp chủ yếu từ Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Châu Á Thái Bình Dương (Aquaculture Asia Paciffic) và có bổ sung thêm một số kinh nghiệm của tác giả. Chúc các bạn và bà con thành công!

Tài liệu tham khảo:

1.      Sorapat Panakorn, How two culture marine shrimp successfully in fresh water pond, Tạp chí Aquaculture Asia Paciffic May/June 2015 Volume 11 Number 3.

2.      Sorapat Panakorn, Success story: unconventional farming practice, Tạp chí Aquaculture Asia Paciffic Jan/February 2015 Volume 11 Number 1.

3.      Claude E.Boyd, Water composition and shrimp pond management: Comparing seawater and brackish water, The Advocate October.2001

Đăng ngày 30/08/2015
Vẹm Xanh
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:08 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:08 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:08 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:08 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:08 18/12/2024
Some text some message..