Bí quyết thu nhập nửa tỷ đồng/năm của thanh niên 8X

Từ bỏ nghề điều dưỡng, chàng trai 8X ở xứ Thanh về quê nuôi ốc nhồi, cá chạch đem về thu nhập nửa tỷ đồng/năm.

Cá rô phi.
Mô hình trang trại kết hợp ốc, cá đã giúp một khởi nghiệp trẻ thành công.

Nhìn cơ ngơi bạc tỷ từ mô hình trang trại kết hợp cá, ếch, ốc của Lê Thiên Tư (sinh năm 1989, ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa), ít ai ngờ rằng, chàng trai này từng là một điều dưỡng viên.


Lê Thiên Tư bỏ nghề điều dưỡng, về quê sớm hôm cắt cỏ, nuôi cá, ốc, ếch, thu hàng trăm triệu mỗi năm.

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa, Tư bắt đầu làm điều dưỡng viên tại một bệnh viện chuyên về mắt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Công việc điều dưỡng giúp chàng thanh niên có cuộc sống ổn định lúc bấy giờ.

Thế nhưng, với đam mê làm nông nghiệp và truyền thống làm kinh tế trang trại của gia đình đã khiến anh có những quyết định hết sức bất ngờ. Năm 2014, biết được Tư yêu thích ngành nông nghiệp hơn điều dưỡng, một người quen đã giới thiệu anh làm tư vấn kỹ thuật cho một trang trại nuôi thỏ New Zealand ở huyện Yên Định, với mức lương 15 triệu đồng/tháng.


Những con ốc bố mẹ được Tư chăm sóc kỹ lưỡng.

"Cả nhà tôi ai cũng làm kinh tế trang trại, khi đi làm điều dưỡng tôi cứ luôn nghĩ có một ngày sẽ phải theo đuổi đam mê nông nghiệp như bố mẹ và các anh. Như một cơ duyên, được làm ở trại thỏ tôi vui lắm. Tôi quyết định bỏ nghề điều dưỡng kể từ đó", anh Tư nhớ lại.

Sau khi làm ở trại thỏ được hai năm, máu đam mê lại một lần nữa trỗi dậy. Trong một lần tham quan những mô hình nuôi ốc và ếch, Tư nhận thấy đây mới là điều mà anh vẫn mong muốn bấy lâu. Anh đã bỏ ngang mức lương cao ở trại thỏ, quyết định về quê khởi nghiệp.


Ốc giống chuẩn bị đến thời kỳ xuất bán ra thị trường.

Nghĩ là làm, năm 2016, tận dụng hơn 6.000m2 đất nông nghiệp của gia đình, Lê Thiên Tư vay mượn rồi đầu tư xây dựng bể xi măng, đào ao nuôi ốc, ếch, cá rô. Chủ yếu các mặt hàng mà Tư hướng đến đều được đầu tư dưới dạng bán con giống.

Những ngày đầu khi bắt tay vào làm nông nghiệp, Tư gặp không ít khó khăn. "Tuy đã thừa hưởng được kinh nghiệm làm nông từ gia đình nhưng tôi cũng trải qua không ít khó khăn. Nuôi ốc giống không đơn giản như nhiều người thường nghĩ. Ngoài việc cho ốc ăn, còn phải nắm bắt được thuộc tính sinh sống của ốc. Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều, nếu không nắm bắt kỹ thuật sẽ rất dễ thất bại", anh Tư chia sẻ.


Mô hình ếch cũng được chàng thanh niên Lê Thiên Tư đầu tư khá kỳ công.

Từ ốc, anh Tư nhanh chóng hướng đến nhiều giống nuôi khác như ếch, cá trê, cá rô đầu vuông… Đến nay, Tư sở hữu một mô hình trang trại rộng gần 8.000m2.

Để mở rộng thêm nhiều mặt hàng, anh Tư còn đầu tư thêm mô hình nuôi cá chạch. Đây là giống chạch được đưa về từ Đài Loan, hiện đang là mặt hàng đắt khách nhất tại trang trại của Tư.


Cá chạch, mặt hàng bán khá chạy tại trang trại Thiên Tư.

Nói về con chạch, Tư cho biết: "Việc nuôi cá chạch tàu phải trải qua kỹ thuật nuôi khá cẩn thận từ những ngày đầu thả cá giống. Khi thả giống cá chạch xuống ao nuôi phải chọn con khỏe mạnh, đồng đều, có chiều dài 2 - 5cm. Sau khi nhân được giống, chạch giống được bán với giá 200 đồng/con, nuôi sau 4 - 6 tháng bán với giá 80.000 đồng/kg".

Hiện, trung bình mỗi năm trang trại của anh Tư xuất bán khoảng 100 vạn giống cá rô đầu vuông, gần 1 tấn cá trê, ốc, chạch, ếch… đem về nguồn thu mỗi năm từ 400 - 500 triệu đồng.


Ngoài ra, anh còn nuôi thêm cá rô đầu vuông có nguồn gốc từ các tỉnh miền Tây.

Thị trường tiêu thụ của trang trại anh Tư chủ yếu trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình.


Chàng trai trẻ có được cơ ngơi thành công bởi sự tự tin, quyết đoán, dám thay đổi vì đam mê.

Chia sẻ về kinh nghiệm thành công của mình, anh Tư cười nói: "Tôi có được thành công như ngày hôm nay cũng nhờ phần nào những kiến thức từ ngành y. Nhờ có ngành y mà tôi hiểu được những bệnh lạ của con giống và có cách để khắc chế nó".

Dự định về tương lai, anh Tư cho biết sẽ mở rộng thêm trang trại và đầu tư thêm mô hình cây trồng ngắn ngày ven các ao, đầm để tạo thêm nguồn thu nhập và bóng mát cho con giống.

Dân Trí
Đăng ngày 17/05/2021
Thanh Tùng
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 00:35 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:35 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 00:35 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 00:35 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 00:35 15/01/2025
Some text some message..