Bí quyết tối ưu hiệu quả từ nghề nuôi cá măng thương phẩm

Những năm gần đây, nghề nuôi cá măng thương phẩm ngày càng thu hút sự quan tâm và thịnh hành tại nhiều địa phương. Sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu tiêu thụ cá măng đã tạo nên một thị trường đầy tiềm năng và cạnh tranh.

Cá măng
Cá măng thương phẩm

Đối mặt với thách thức này, người nuôi cá măng cần áp dụng những kỹ thuật nuôi hiện đại và bền vững để đảm bảo, cũng như tối ưu hiệu quả kinh tế và đạt được lợi nhuận cao.

Đặc điểm của cá măng 

Cá măng thường có hình dạng thon dài, với vây lưng và vây hậu mạnh mẽ. Màu sắc của chúng thích nghi với môi trường sống, thường là xám dương hoặc xanh. Chúng ưa chuộng thức ăn như cá nhỏ và giáp xác trong tự nhiên. Trong môi trường nuôi, chúng được cung cấp thức ăn hạt chuyên dụng.  

Đối với cá măng, quá trình trưởng thành phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện môi trường tự nhiên của từng vùng. Cá cái thường đạt độ thành thục vào khoảng 5-6 năm tuổi, trong khi cá đực có xu hướng trở nên sinh sản vào khoảng 4 năm tuổi. Mùa vụ sinh sản của chúng thường bắt đầu từ tháng 4-5 và kéo dài suốt mùa. Điều đặc biệt là, cá măng có khả năng đẻ nhiều lần trong một năm. Cá thường di cư sinh sản vào những kỳ trăng non, lúc nước cường. 

Chuẩn bị môi trường nuôi cá măng 

Trước khi bắt đầu quá trình nuôi cá, việc chuẩn bị ao nuôi là bước quan trọng đối với tỷ lệ sống của cá nuôi và năng suất thu hoạch. Các bước cơ bản bao gồm tháo cạn ao, vét bùn, và lấp kín hang hốc để hạn chế địch hại. Lớp bùn đáy được giữ lại có độ dày khoảng 5-10 cm để tạo điều kiện sống phù hợp.

Cá măngCá măng giống. Ảnh:  cagiongtruongphat.com 

Bón vôi nung CaO với liều lượng 10 kg/100m2 và phơi đáy ao trong khoảng 3 - 5 ngày. Nước được đưa vào ao qua lưới lọc, và mực nước ban đầu được duy trì khoảng 0,8 - 1,2m. Trước khi thả cá giống, các yếu tố môi trường nước như độ mặn, độ pH, và nhiệt độ được kiểm tra để đảm bảo điều kiện thuận lợi. 

Để tạo lớp lab-lab, nước được thêm vào ao khoảng 10cm và bón phân DAP với lượng 50-100 kg/ha. Mỗi ngày, thêm 5 cm nước và định kỳ bón 15 kg phân DAP/ha/7-10 ngày để duy trì sự phát triển của lab-lab. Trước khi thu hoạch, việc ngừng bón phân 20 ngày giúp duy trì chất lượng môi trường ao. 

Gây màu nước để tạo phiêu sinh vật bao gồm các bước như tháo cạn đáy ao, lấy nước mới qua lưới lọc đến độ sâu 60cm, và bón phân vô cơ DAP với lượng 15kg/ha. Việc tăng dần mức nước trong ao đến 1,2m sau khi bón phân giúp tạo điều kiện cho sự phát triển của phiêu sinh vật. Thả cá giống sau 1 tuần bón phân và duy trì việc bón phân hàng tuần để duy trì độ trong của nước. 

Kỹ thuật giúp tăng hiệu quả từ nghề nuôi cá măng thương phẩm 

Cách thả cá măng giống 

Thời điểm thích hợp nhất để thả cá giống vào ao nuôi là từ tháng 3 đến tháng 5 theo lịch dương. Và mật độ cá giống nên duy trì trong khoảng 1-2 con/m2 để đảm bảo không gian cho sự di chuyển và phát triển của chúng. 

Tiêu chí cho cỡ cá giống là có chiều dài ít nhất 4cm/con và kích cỡ đồng đều. Chọn lựa cá giống có ngoại hình cân đối, màu sắc tươi sáng, với vây và vẩy hoàn chỉnh. Đặc biệt, quan sát rằng cá không bị xây xát, bơi lội nhanh nhẹn, và không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật. Sự chọn lựa kỹ lưỡng về cá giống đảm bảo rằng chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu suất tốt trong quá trình nuôi.

Chế độ ăn cho cá măng 

Ngay sau khi thả cá giống, bà con cần quản lý vị trí thích hợp cho cá ăn tập trung và thời gian đúng giờ. Ngoài thức ăn tự nhiên như lab-lab, cá măng được nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có độ đạm từ 25-40%. Chế độ ăn được thiết lập 2 lần/ngày, buổi sáng từ 6-7 giờ và buổi chiều từ 18-19 giờ. Đối với cá nhỏ, khẩu phần thức ăn chiếm 3-5% trọng lượng thân và duy trì tần suất ăn 2 lần/ngày. Khi cá đạt trọng lượng ≥300g/con, tần suất ăn giảm xuống 1 lần/ngày với khẩu phần giảm dần còn 2% trọng lượng thân. 

Sau 2 giờ đưa thức ăn vào ao, cần kiểm tra để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu ăn thực tế của cá măng. Định kỳ bổ sung vitamin C, Premix khoáng, và men tiêu hóa vào thức ăn là quan trọng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng toàn diện.  

Nên lựa chọn những trại bán cá giống uy tín

Quản lý môi trường nước 

Để đảm bảo môi trường nuôi cá măng, bà con cần thực hiện thường xuyên việc thay nước khoảng 20-30%, kết hợp lịch thủy triều. Điều này giúp duy trì nguồn nước trong tình trạng tốt, kích thích sự phát triển của cá măng và ngăn chặn các vấn đề như chất lơ lửng, bọt khí, hoặc nước đục. 

Thủ tục thay nước định kỳ: Đảm bảo mức nước ổn định trong 2 tuần đầu bằng cách cấp thêm nước đến mức 1,5m. Thực hiện thay nước định kỳ, từ 10-20% lượng nước trong ao trong 2 tuần tiếp theo. Từ tháng thứ 2, sử dụng thủy triều hoặc bơm để thay nước 2 lần/tuần, mỗi lần thay 30% lượng nước.Từ tháng thứ 3 trở đi, thường xuyên thay nước 30% hoặc nhiều hơn nếu nước bị ô nhiễm. 

Đảm bảo chất lượng nước bằng cách kiểm tra định kỳ các chỉ số như pH, độ mặn, màu nước, oxy hòa tan, và nhiệt độ. Duy trì các chỉ số trong giới hạn thích hợp để hỗ trợ sức khỏe và phát triển bình thường của cá măng. 

Cách chăm sóc cá măng 

Trong trường hợp cá nuôi ở mật độ cao và khi chúng đã phát triển, việc quạt nước vào buổi tối hoặc gần buổi sáng là quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho cá.  

Ngoài ra cần theo dõi màu sắc da và hoạt động bắt mồi của cá để phát hiện bệnh để xử lý kịp thời. Bà con cần định kỳ thu mẫu để kiểm tra sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của cá. Từ đó, ghi chú thông tin về tốc độ tăng trưởng, nguyên nhân cá chết, và biện pháp xử lý. Loại bỏ những con cá đã chết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật. 

Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá măng 

Bà con cần chuẩn bị kiến thức và tiến hành phòng bệnh ở cá ngay từ đầu để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi. Từ đó trách một số bệnh thường gặp ở cá măng như: Do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ,...   

Phòng bệnh cho cá măng là một quy trình quan trọng, bắt đầu bằng việc chuẩn bị ao nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật. Việc lựa chọn cá giống không mang mầm bệnh và đảm bảo thức ăn chất lượng, không bị nấm mốc.  

Cá măngCá măng thương phẩm. Ảnh: cagiongtruongphat.com

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cá, đảm bảo vệ sinh ao hồ, và giữ ổn định các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, và pH là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Đánh Zeolite định kỳ để xử lý đáy ao và tăng cường sức đề kháng bằng cách thêm vitamin C, Premix, hoặc men tiêu hoá vào thức ăn cũng đóng góp vào việc duy trì sức khỏe và giảm rủi ro bệnh tật trong quá trình nuôi cá. 

Cách thu hoạch cá măng thương phẩm hiệu quả 

Tùy thuộc vào kích thước của cá giống được thả mà thời gian nuôi khác nhau, có thể kéo dài từ 8 đến 10 tháng. Với cá giống có kích thước ≥ 4cm/con, sau 8 tháng nuôi, cá có trọng lượng trung bình đạt 0,7 kg/con. Quá trình thu hoạch sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu và nhu cầu cụ thể của khách hàng về kích thước cá cần. Hạn chế tình trạng trầy vảy hoặc tổn thương cá trong quá trình thu hoạch để đảm bảo giữ nguyên giá trị thương phẩm của sản phẩm cá. 

Nhìn chung, việc nuôi cá măng không chỉ là một nguồn thu nhập ổn định mà còn có thể mang lại nhiều cơ hội cho những người tham gia nghề nuôi cá măng thương phẩm này. Và qua bài viết này, Tép Bạc hy vọng bà con nắm được phần nào các yêu cầu, cũng như thông tin cần thiết để tối ưu hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi cá măng thương phẩm để tạo ra sản phẩm cá măng chất lượng đến tay người tiêu dùng. 

Đăng ngày 27/02/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 00:47 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 00:47 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 00:47 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 00:47 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 00:47 11/10/2024
Some text some message..