Biến bạt lót ao tôm thành túi thời trang bền vững

Bạt lót ao tôm có tính năng chống thấm, chống ẩm và chịu lực, phù hợp làm túi xách nhưng việc tái chế nó rất cực và tốn nhiều chi phí.

Túi
Khách tham quan xem sản phẩm túi làm từ bạt lót ao tôm cũ tại sự kiện ra mắt vào ngày 15-6 ở TP.HCM. Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Trong khi tìm kiếm giải pháp xử lý số bạt nuôi tôm thải ở ĐBSCL, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) gặp Dòng Dòng - thương hiệu ba lô, túi xách làm từ bạt nhựa cũ tái chế "made in Vietnam" - vào cuối năm ngoái và họ đã đồng hành với nhau trong một ý tưởng.

Bà Dương Thị Sách và ông Nguyễn Văn Phúc ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng là hai trong số các nông dân vùng ĐBSCL mà GIZ và Dòng Dòng đã tìm gặp trong năm tháng để hiểu thêm về thực trạng rác thải nhựa trong nghề nuôi tôm, từ đó nghiên cứu tìm ra giải pháp: biến rác thải nông nghiệp thành sản phẩm thời trang bền vững.

Từ bạt lót ao tôm đến túi tôm

Dù đã có kinh nghiệm tái chế bạt nhựa cũ, loại bạt lót ao tôm vẫn đặt ra cho Dòng Dòng nhiều thách thức. "Cực nhất là khâu tẩy rửa vì bạt dính sình nhiều năm, đó cũng là lý do vì sao bạt này bị thải nhiều như vậy. 

Bạt này làm từ HDPE, một trong những chất liệu nhựa dễ tái chế nhất nhưng người ta không tái chế vì việc tẩy rửa rất cực và tốn nhiều chi phí" - chị Trần Kiều Anh, nhà sáng lập Công ty Dòng Dòng, chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Nhờ sự hỗ trợ của GIZ từ số liệu nghiên cứu đến kết nối với chính quyền địa phương và các trại nuôi tôm, Dòng Dòng tiếp cận được nguồn bạt để thu gom và lên kế hoạch tái chế.

Trong nhiều tháng, họ thiết lập quy trình thu gom bạt tôm từ Sóc Trăng về xưởng tại Sài Gòn, phân loại, làm sạch rồi may thành các sản phẩm túi đeo chéo mới với hai loại lớn, nhỏ có tên "túi tôm" và "túi tép" vừa ra mắt ngày 15-6.

Bạt lót ao tôm vốn có tính năng chống thấm, chống ẩm và chịu lực, chất liệu bạt dẻo dai nhưng cũng rất cứng cáp phù hợp để làm "khung xương" cho chiếc túi. Kế đến, túi được lót thêm một lớp mút EVA, rồi vải poly, ngoài cùng là lớp bạt mái hiên hoặc xe tải nhiều màu sắc. Túi cũng được thiết kế nhiều ngăn, có cả chống sốc cho các thiết bị điện tử và kháng được nước nếu đi mưa.

"Chúng tôi muốn khi tái chế phải làm sao để nâng giá trị vật liệu lên thật nhiều, tính toán xem làm sao biến vật liệu này thành một món hàng mà người ta muốn mua và thích mua", chị Kiều Anh nhấn mạnh.

Sản phẩm túiSản phẩm túi làm từ bạt lót ao tôm cũ ra mắt tại TP.HCM vào ngày 15-6 - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Để túi "tự kể chuyện đời"

Nhà sáng lập Dòng Dòng cho biết quá trình làm sạch bạt vẫn tuân theo quy tắc của công ty từ khi mới thành lập năm 2019: sử dụng các chất tẩy rửa lành tính, ít gây hại với môi trường. 

"Lần này chỉ khác ở chỗ chúng tôi tìm được loại máy để vệ sinh rồi, không ‘còng lưng’ chà từng tấm như trước nữa", chị Kiều Anh vui vẻ nói.

Giống như các sản phẩm khác của Dòng Dòng, những chiếc túi xách làm từ bạt nuôi tôm cũ cũng có đặc trưng là hiếm có cái nào giống nhau. Bởi những vết hằn, vết xước trên mỗi mảnh bạt tái chế luôn là độc nhất vô nhị, và thương hiệu này tôn trọng sự khác biệt đó để mỗi chiếc túi có thể "kể" câu chuyện của mình.

Theo chị Kiều Anh, những chiếc "túi tôm", "túi tép" vừa ra mắt chỉ là bước khởi đầu và Dòng Dòng sẽ còn phải tiếp tục suy nghĩ xem có thể làm gì nữa với loại bạt này.

"Chúng tôi biết lượng bạt mình tái chế được vẫn không thay đổi được đáng kể cục diện tình hình. Chúng ta vẫn đang tiến thẳng tới việc nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng thêm 1,5oC trong 10 năm tới, hay ĐBSCL sẽ chìm dưới nước vào năm 2050. 

Chúng tôi không ngây thơ về chuyện đó, nhưng điều chúng tôi muốn là hôm nay khi nhìn thấy những chiếc túi tôm, túi tép, các doanh nghiệp khác sẽ có thêm cảm hứng để làm thêm được nhiều sản phẩm bền vững khác", chị Kiều Anh phát biểu tại sự kiện ra mắt dòng túi mới.

"Chúng ta có thể cùng nhau đem tới cho người tiêu dùng những lựa chọn khác, bền vững hơn và quan trọng hơn là khiến họ có thể thấy thật ra sống xanh cũng rất vui, rất "nghệ", rất thời trang" - chị nói.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 18/06/2023
Ngọc Đông
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 01:26 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 01:26 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:26 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:26 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:26 23/12/2024
Some text some message..