Biến cá ăn thịt thành ăn chay

Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã biến một loài cá ăn thịt và háu ăn thành "kẻ ăn chay", với hy vọng sẽ bảo vệ được những loài cá nhỏ hơn trong chuỗi thức ăn tại đại dương.

ca hoi den
Hỗn hợp thức ăn dựa trên nền tảng thực vật cung cấp đủ dinh dưỡng cho các loài cá - Ảnh: AFP

Cobia, còn được gọi là cá hồi đen, là loài cá có bề ngoài béo tốt và mạnh mẽ, chuyên săn những con mồi từ cua, mực và những loài cá nhỏ khác.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Lipids, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maryland tại Baltimore tìm cách biến cobia nuôi trong đầm thành loài ăn thực vật, nhằm giảm áp lực lên quần thể các loài cá nhỏ ở đại dương, vốn đang cạn kiệt do hoạt động khai thác quá mức của con người.

Họ hy vọng cách tiếp cận trên sẽ giảm tình trạng sụt giảm nghiêm trọng trong cộng đồng cá mòi dầu, vốn là mồi ngon của nhiều loài động vật biển, bao gồm cá heo, cá kiếm…

Theo tờ The Washington Post, các chuyên gia Aaron Watson, Frederic Barrows và Allen cho hay đã tổng hợp được các protein thực vật, axít béo và thành phần như axít amino thường có trong nước tăng lực để biến cobia ăn thịt thành cobia ăn thực vật.

Michael Rust, làm việc tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), cho hay loài cá dù ăn thịt, thực vật hoặc ăn tạp cũng cần có khoảng 40 chất dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Và hỗn hợp do nhóm chuyên gia trên điều chế đủ bổ sung dưỡng chất cho cá, giúp nguồn cá nuôi sinh sôi và không cần khai thác ngoài biển.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 14/08/2013
hạo nhiên
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 17:31 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 17:31 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 17:31 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 17:31 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 17:31 19/12/2024
Some text some message..