Cơ quan này đã công bố 3 bản báo cáo mới dưới dạng tài liệu tham khảo về khí hậu (Climate Cliff Notes), trong đó cung cấp các dữ liệu chi tiết để nhấn mạnh rằng việc giảm nhiệt độ trên bề mặt Trái đất không có nghĩa là sự nóng lên của khí hậu toàn cầu sẽ không tiếp tục diễn ra. Trước đó, một số tờ báo đã đăng tải các thông tin lạc quan về tình hình khí hậu Trái đất chủ yếu tập trung vào 2 luận điểm: nhiệt độ Trái đất đã ngừng tăng hoặc tăng rất ít từ khoảng năm 1998, và lượng nhiệt tăng từ việc tăng gấp đôi nồng độ khí CO2 trong khí quyển không hề cao như cảnh báo.
Trên thực tế, lý do mà nhiều nhà khoa học cho rằng Trái đất đang ấm lên không phải chỉ có việc thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái đất mà bên cạnh đó còn rất nhiều cách để lí giải cho chuyện này. Đó là sử dụng các phép đo như: đo nồng độ khí carbon dioxide và các khí nhà kính, hơi nước trong khí quyển, nhiệt độ gần mặt đất ở các tầng bình lưu và các tầng thấp hơn, những thay đổi trong sự cân bằng khối lượng băng ở các con sông và biển băng, mực nước biển dâng, và quan trọng là thay đổi dung nhiệt của đại dương. Sự tổng hợp kết quả của tất cả những phép đo này đã minh chứng rõ ràng cho việc nhiệt độ Trái đất đang tăng lên rõ rệt chứ không hề khả quan như những thông tin mới được công bố gần đây.
Tài liệu mà MO đưa ra được chia làm 3 phần với nội dung chính là phản bác lại các thông tin cho rằng nhiệt độ Trái đất đang dần ấm lên và dự đoán quá trình biến đổi khí hậu trong tương lai. Các nhà nghiên cứu của MO đã nhận thấy hiện tượng tan băng ở các vùng biển Bắc Cực, cùng với đó là mực nước biển dâng cao lên hay họ kết luận rằng lượng khí nóng mà Trái đất phải hấp thu từ hiệu ứng nhà kính đang tăng lên rõ rệt chứ không hề giảm như thông tin trước đó. Cuối cùng nghiên cứu của MO đã kết luận rằng: mặc dù lượng nhiệt có thể tăng khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi có thể sẽ thấp hơn mức được dự đoán trước đây nhưng đó không phải là lí do để ăn mừng bởi lẽ việc "lượng nhiệt của Trái đất có thể sẽ giảm 10%" ám chỉ rằng nó vẫn có thể tăng cao vào năm 2050 hoặc cùng lắm là trì hoãn trong một vài năm mà thôi. Kể cả nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng chậm trong những năm gần đây thì nó vẫn không làm thay đổi đáng kể những rủi ro của việc khí hậu Trái đất đang nóng lên vào cuối thế kỷ XXI.