Biến đổi khí hậu gây bất lợi đến năng suất và sản lượng nuôi tôm

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ cao, thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: Pipitpan Lerdpipitpon.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2020. Đây cũng là 5 năm liên tiếp có nền nhiệt cao nhất trong 140 năm qua. Nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu khiến diện tích băng ở các cực liên tục giảm và nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục tăng.

Ở Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho rằng cần đưa ra bản tin dự báo thiên tai sớm để giúp người nuôi chủ động phòng tránh các hiện tượng cực đoan. Nắng nóng mùa hè thường tập trung tại Tây Bắc Bộ trong tháng Năm, tại Đông Bắc Bộ vào các tháng Năm và Sáu. Khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ sẽ nắng nóng vào khoảng tháng Tư đến tháng Tám.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, nắng nóng xuất hiện trong nửa cuối tháng Tư và đầu tháng Năm. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng đến muộn hơn so với trung bình, do vậy tình trạng ít mưa và khô hạn còn tiếp diễn đến khoảng cuối tháng 5.

vùng nuôi tôm
Cần đưa ra bản tin dự báo thiên tai sớm để giúp người dân chủ động phòng tránh các hiện tượng cực đoan. Ảnh: alexeykornylyev.

Tôm là nhóm động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ nước (môi trường sống), dù chúng có vận động thường xuyên, thì kết quả vận động sinh ra nhiệt không đáng kể. Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho đời sống của tôm. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến tôm chết thậm chí chết hàng loạt do đó mỗi một loài tôm có ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Về mùa đông khi nhiệt độ nước giảm xuống 13-14oC, rét kéo dài có thể làm chết tôm càng xanh.

Khi nhiệt độ nước trong ao là 35oC tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) là 100%, nhưng ở nhiệt độ 37,5oC tôm chỉ còn sống 60%, nhiệt độ 40oC tỷ lệ tôm sống 40%. Nhiệt độ thích hợp nhất là 28 - 32oC đối với tôm sú nuôi thương phẩm. Với tôm lớt (Penaeus merguiensis) ở 34oC tỷ lệ sống 100%; ở 36oC chỉ còn 50% tôm hoạt động bình thường, 5% tôm chết; ở 38oC 50% tôm chết, ở 40oC 75% tôm chết.

Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) sống ở nhiệt độ nước thích hợp nhất là 25- 32oC, không vượt quá 33,5oC, không thấp dưới 18oC. Nếu vượt ngưỡng cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và gây tôm chết hàng loạt. Phía Bắc có một số mô hình nuôi tôm chân trắng qua Đông đạt hiệu quả không cao, một số nông dân nuôi tôm đã nói: “Tính đi lại lãi tính lại thì lỗ…” 

Litopenaeus vannamei
. Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho đời sống của tôm. Ảnh: Pipitpan Lerdpipitpon.

Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (ngay cả trong phạm vi thích hợp) cũng có thể khiến cho tôm bị sốc (stress) mà chết. Trong quá trình vận chuyển, nuôi dưỡng cần chú ý sự hênh lệch nhiệt độ và nhất là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu nhiệt độ chênh lệch 5oC/ngày đêm có thể làm cho tôm bị sốc và chết, tốt nhất không để nhiệt độ chênh lệch quá 3oC, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày không quá 3oC. 

Chúng ta phải chú ý khi thời tiết thay đổi như dông bão, mưa rào đột ngột, gió mùa Đông Bắc tràn về làm nhiệt độ nước thay đổi đột ngột dễ gây sốc cho tôm. Hiện tượng tôm chết ở một số tỉnh ven biển do nguyên nhân chính là hiện tượng nhiệt độ không khí đã lên 37- 38oC, thời lượng nắng kéo dài trong ngày cao hơn mức bình thường. Trung bình một ngày, bình thường thời gian nắng kéo dài 5-6 giờ. Nhưng hiện tại số giờ nắng trong ngày kéo dài từ 9-10 giờ.

mưa trên ao tôm
Dông bão, mưa rào đột ngột dễ gây sốc cho tôm. Ảnh: Jörg Henninger

Do đó thời tiết khắc nghiệt và nóng kéo dài, dẫn đến nhiệt độ nước ở các đầm nuôi tôm cũng tăng cao, chúng đã gây sốc cho tôm làm cho tôm yếu dễ bị bệnh và chết. Những bệnh thường gặp gây nguy hiểm giai đoạn giao mùa là bệnh sốc nhiệt của tôm chân trắng, vượt ngưỡng cao (>33,5oC) hoặc thấp (<18oC) hoặc biên độ biến nhiệt trong ngày đêm vượt quá 3oC; bệnh vi rút đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPN)…

Biện pháp phòng ngừa tôm nuôi trong giai đoạn biến đổi khí hậu: Chấp hành đúng mùa vụ nuôi tôm do Bộ NN&PTNT công bố hàng năm; tôm giống có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch. Hệ thống ao đầy đủ: ao lắng, ao lọc, ao xử lý; ao nuôi có diện tích 1.000-3.000m2, độ sâu nước 1,5-2,0m sẽ đảm nhiệt nước ổn định khi thời tiết biến động. Chú ý khi nhiệt độ không khí >35oC không bật quạt ao nuôi, chỉ bật máy sục khí để nước phân tầng, nhiệt độ tầng mặt cao, nhưng tầng đáy nằm trong giới hạn cho phép. Nuôi tôm theo đúng quy trình của Bộ NN&PTNT ban hành, áp dụng những công nghệ tiên tiến như Biofloc…

Đăng ngày 04/05/2022
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 11:20 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 11:20 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 11:20 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:20 22/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 11:20 22/01/2025
Some text some message..