Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Loay hoay chờ giải pháp

Thời tiết ngày càng cực đoan, lũ bất thường, xa dần với những quy luật trước đây; xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội đồng; thời tiết nóng - lạnh bất thường, áp thấp nhiệt đới gây mưa kéo dài… Nhiều nhà khoa học và lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL đều thừa nhận: Biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn ở thì tương lai mà đã và đang diễn ra...

ung-pho-bien-doi-khi-hau
Cần có thủy lợi hợp lý để duy trì vùng nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL trước bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng.

Lạm dụng xây đập, đê biển?

ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha, địa hình bằng phẳng và thấp; bị ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha. Theo kịch bản BĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình ở ĐBSCL có thể tăng thêm 1,3 - 2,8 độ C, mưa có thể tăng 4 - 8%, nước biển dâng theo kịch bản thấp là 66cm, cao là 99cm. Nước biển dâng cao 1m có thể làm 39% diện tích ở ĐBSCL bị ngập, 35% dân số bị ảnh hưởng. “Sự phát triển của ĐBSCL trong tương lai bị đe dọa vì đây là một trong những khu vực bị tổn thương nặng nề nhất của Việt Nam do tác động của BĐKH. BĐKH sẽ tạo thêm nhiều bất cập và nguy cơ lớn hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp trong vùng” - ông Bùi Ngọc Sương, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ lo lắng.

Dưới góc nhìn của nhà khoa học, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Nhiệt độ không khí tăng, năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng xấu, xuất hiện thêm mầm bệnh mới và côn trùng phá hoại. Mực nước thay đổi, mưa nhiều, nguy cơ lũ lụt cao. Trong khi mùa nắng bị khô hạn, xâm nhập mặn tiến xa vào đất liền. Tình hình ngày càng phức tạp”. Những cảnh báo trên đang là thực tế đang xảy ra. BĐKH còn tác động, gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học, gây ngập lụt ở các đô thị, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, công trình công cộng, cấp nước, đời sống người dân ở nông thôn - nhất là vùng nhiễm mặn bị xáo trộn.

BĐKH đã được nói nhiều ở các hội thảo, trên phương tiện truyền thông…Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn nhiều người, trong đó có lãnh đạo một số địa phương chưa hiểu sâu về BĐKH. Một số cứ nghĩ đơn giản, thích nghi với BĐKH là xây đê, đập to, chạy dài ven biển là được. Song, các nhà khoa học lại băn khoăn việc xây đê, đập ven biển thì hệ thống rừng ngập mặn sẽ về đâu. Có ý kiến cảnh báo, xây hàng loạt đê ven biển có khi rơi vào cái bẫy “tiêu cực”. Vì không loại trừ khả năng sẽ có người thổi phồng sự kiện BĐKH để trục lợi! Chính vì vậy, xây dựng đê hay đập cần phải thảo luận kỹ.

Chờ sáng kiến, mô hình thích hợp

“Cần nhanh chóng có những giải pháp để tăng tính chịu đựng của ĐBSCL trước những tác động của BĐKH. Cụ thể, khôi phục lại các khu rừng ngập mặn ven biển và bảo tồn đa dạng sinh học. Cần tìm những hệ thống canh tác bền vững, sử dụng tổng hợp cây trồng, vật nuôi, thủy sản; lai tạo giống cây trồng chịu nhiệt, chịu ngập úng, mặn, chống chịu các loại sâu bệnh mới. Quan trọng hơn, phát triển nông nghiệp và thủy sản một cách bền vững ở ĐBSCL cần một tư duy đổi mới, với hướng công nghiệp hóa trong chuỗi giá trị sản xuất từng loại nông, thủy sản độc đáo của từng vùng sinh thái, để tránh tối đa những rủi ro có thể làm tăng thêm nguy cơ BĐKH” - GS-TS Võ Tòng Xuân đề xuất.

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cần tiếp tục nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển, hệ thống thủy lợi hiện hữu nhằm chủ động nguồn nước và chất lượng nước. Từng bước liên kết các dự án thủy lợi riêng lẻ hiện nay thành những dự án lớn hơn, đáp ứng được khả năng thích nghi với BĐKH, nhất là các dự án thủy lợi ven biển với dự án thủy lợi nội đồng.

Nhà nước cần đầu tư cho một số nghiên cứu cấp bách hiện nay như nghiên cứu khả năng chịu đựng của các hệ thống thủy lợi hiện hữu bị ảnh hưởng BĐKH gồm các công trình: Nam Măng Thít, Ba Lai, Gò Công… đánh giá tổn thương và khả năng phục hồi. Nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH đến các vùng ngập nông, rìa vùng ngập lũ; hướng thích nghi với BĐKH ở vùng nông thôn - nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các mô hình điểm, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu theo hướng thân thiện môi trường, phù hợp với BĐKH cho các công trình: đê, kè, bảo vệ đê biển, cống, kênh… Cần xây dựng khung pháp lý để thiết lập các mô hình quản lý nước với quy mô lớn; không bị giới hạn bởi ranh giới tỉnh để chủ động điều tiết nước. Có thể hình thành các ban quản lý nước Nam sông Hậu, Vĩnh Long - Trà Vinh, Tiền Giang - Long An…

Trong bối cảnh BĐKH ngày càng khốc liệt, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, ĐBSCL đang chờ đợi tiếng nói phản biện của các nhà khoa học về các công trình đã và dự kiến sẽ xây dựng, cũng như các sáng kiến, mô hình để thích ứng với BĐKH.

Sài gòn giải phóng
Đăng ngày 19/08/2012
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 14:52 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 14:52 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 14:52 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 14:52 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:52 22/01/2025
Some text some message..