Biển lở

Ngồi tựa trên ngôi nhà sắp bị biển nuốt chửng của mình, ông Thái Văn Thái, ấp Kinh Ðào Ðông, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thở dài: “Từ hồi đầu mùa mưa tới giờ, vợ con, cháu chắt của tôi dọn đồ đi ở nhờ nhà bà con phía trong xóm, chỉ còn mình tôi ở lại đây, cầm cự được ngày nào hay ngày đó”.

sạt lở đất
Căn nhà của ông Thái Văn Thái bám hờ trên vạt đất cuối cùng của cửa Vàm Xoáy. Vợ con, cháu chắt, tài sản đều đã dời đi, chỉ còn mình ông vì nuối tiếc mà ở lại được ngày nào hay ngày đó.

Ông Thái về cửa Vàm Xoáy mưu sinh từ năm 1995. Kể từ đó đến nay, theo ông nhẩm tính, biển lở sâu vô khoảng vài cây số. Hướng theo tầm mắt của ông về phía biển, nơi cách đây không lâu từng là rừng, là nhà dân, là đồn biên phòng, nay chỉ còn những con sóng trắng xoá, dữ tợn. Căn nhà của ông Thái hiện giờ nằm dựa hờ trên chóp đất cuối cùng của cửa Vàm Xoáy ở phía Kinh Ðào Ðông, vài hàng cột cây run rẩy mỗi khi sóng biển ập tới, có thể đổ ụp xuống bất cứ lúc nào.

Chúng tôi mang theo những thắc mắc của riêng mình, tại sao biết là nguy hiểm chực chờ, mà bà con vẫn bất chấp để bám trụ lại cửa Vàm Xoáy này. Chỉ có những ánh nhìn vô định, thẫn thờ đáp lại. Ông Thái là dân cố cựu ở xóm biển này, thổ lộ: “Thì biết vậy, nhưng biểu bà con đi đâu bây giờ, còn nếu đi tái định cư thì sinh sống bằng nghề gì. Ai ở đây cũng cả đời gắn bó với biển rồi”.

Cửa Vàm Xoáy từng là làng biển trù phú, người dân không quá bận tâm về chuyện mưu sinh. Cái thời mà cứ ra biển về là cá chở đầy ghe, đầy xuồng cũng mới đây thôi. Vàm Xoáy có mồ mả tổ tiên, nhà cửa, nghề biển truyền đời cho con cháu. Bởi vậy, mảnh đất này với bà con nói bỏ thì không khác gì cắt đi núm ruột, máu thịt của chính mình.


Xóm biển Vàm Xoáy ở Kinh Đào Đông đang có nguy cơ "biến mất".

Khoảng 10 năm trở lại đây, biển thay đổi "tính nết". Mỗi mùa mưa bão đến, sóng gió ngày càng hung tợn, năm sau dữ dội hơn năm trước. Cứ thế, lần lượt biển xẻ thịt rừng, kế đó là đất và người dân phải dỡ nhà chạy thụt lùi cùng với tốc độ biển lở.

Theo lời ông Trần Thanh Tú, người thuộc lớp đầu tiên về ở tại Vàm Xoáy, thì: “Mới đầu cũng ít thôi, dần dần mỗi năm lở vài chục thước, có năm hơn 100 thước. Có nhà nửa đêm cuốn đồ đạc, con cái chạy tán loạn trong mưa bão cầu cứu, sáng ra không còn thấy dấu tích nhà mình ở đâu hết”.

Nói về chuyện sạt lở bờ biển ở cửa Vàm Xoáy, ông Bùi Thanh Thương, Phó chủ tịch UBND xã Ðất Mũi, âu lo: “Vàm Xoáy là điểm nóng về sạt lở nhiều năm nay, tình hình ngày càng phức tạp. Chỉ tính năm rồi thôi, biển lở vô khoảng 100 m. Hiện tại, có 2 nhà dân ở xóm biển Kinh Ðào Ðông đang có nguy cơ bị xoá sổ bất cứ lúc nào. 70 hộ dân ở phía trong đang lo lắng không biết còn trụ được qua mùa mưa bão năm nay hay không”.

Theo ông Thương, địa phương đề đạt nguyện vọng là nối dài thêm khoảng 300 m kè của công trình đang thi công chống sạt lở ở ven biển Ðông để bảo vệ vùng ven cửa biển Vàm Xoáy. Trước mắt là bảo vệ những hộ dân đang có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc sạt lở bờ biển trong mùa mưa bão này.

Nhưng không chỉ có biển lở, nghề biển của ngư dân Vàm Xoáy cũng bấp bênh với nhiều nỗi âu lo.

rừng ngập mặn
Sạt lở bờ biển, mất vành đai rừng, dân sinh bị ảnh hưởng. 

Anh Nguyễn Minh Tiến, ngư dân tại đây, cho biết: “Ở đây bà con chỉ có ghe xuồng nhỏ làm nghề đánh bắt ven biển, nguồn lợi cá tôm gần đây giảm mạnh, giá xăng dầu thì tăng cao liên tục, thêm nữa, biển động quá, tính ra mỗi năm chỉ đi biển được có vài tháng, chật vật lắm. Như từ hồi đầu mùa mưa tới giờ, tôi không dám ra biển luôn. Ngặt quá thì lựa trời êm, liều chạy ra biển kiếm cá ăn qua ngày”.

Trải qua 2 năm dịch bệnh hoành hành, ghe biển nằm bến, kinh tế thắt ngặt, vợ chồng anh Tiến đành cho cả 3 đứa con của mình, đứa lớp 7, đứa lớp 4, đứa lớp 2, nghỉ học.

đánh cá
Nhiều trẻ em ở Vàm Xoáy bỏ học vì nghề đi biển của cha mẹ bấp bênh.

“Ðất lở còn chạy được, chớ nước dâng thì chịu trận. Mấy năm trở lại đây, cứ tới mùa nước lên là bà con sống trong nơm nớp lo sợ”, ông Thái tiếp nối câu chuyện ở cửa biển Vàm Xoáy.

Bà con Vàm Xoáy chỉ cho chúng tôi một đoạn lộ bê-tông đã rớt xuống nước, lộ thiên khi nước triều rút xuống, đóng rêu xanh lè. Cứ đến cao điểm triều cường vào tầm tháng 9 đến tháng 11, nhà dân Vàm Xoáy chìm trong nước biển. Theo ông Thái, vài năm trước, có lần nước biển dâng lên trong tích tắc, ùa vào nhà dân, ngập lên cả mét, bà con hoảng loạn cứ tưởng sóng thần ập tới.

sạt lở bờ biển
Đoạn lộ bê-tông giờ rớt xuống biển, trơ lên khi nước rút.

Nói về tương lai của Vàm Xoáy, từ chính quyền địa phương đến người dân đều ái ngại. Phía địa phương thì cho rằng việc cần kíp trước mắt nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. Ðể tính chuyện lâu dài thì cần phải có giải pháp, nguồn lực từ các cấp, các ngành. Nhưng đây đâu chỉ là chuyện riêng của Vàm Xoáy, nó còn là việc giữ rừng, giữ đất, giữ dân, giữ gìn cả tương lai phát triển hài hoà giữa con người và biển cả. Còn với bà con Vàm Xoáy hiện giờ, cả giấc ngủ của con người cũng chập chờn, thon thót vì mưa bão, sóng biển.

Thế nên kế sách khả dĩ nhất vẫn là cầm cự được chừng nào hay chừng đó.

Tranh thủ nước rút, trẻ con xóm biển Vàm Xoáy tụm nhau lại chơi đùa trên bãi bùn cát, nơi trước đây từng là đất đai, là nhà cửa của chúng. Dưới chân, sóng biển chồm tới ào ào, xoá đi những vệt vẽ nguệch ngoạc, có lẽ chất chứa những ước mơ tươi đẹp nào đó của tuổi thơ. Trong buổi chiều vần vũ mưa, khẽ nghe lời của một người cha xóm biển mà nghẹn lòng: “Nói vậy thôi, chớ mùa biển năm sau, nếu làm ăn khá hơn, tôi cho cả 3 đứa nhỏ đi học lại để tụi nó có tương lai, chớ như đời của vợ chồng tôi thì coi như hết hy vọng rồi”. Còn chúng tôi, cứ băn khoăn mãi khi từ giã xóm biển này: Vàm Xoáy có còn trụ nổi để chờ đợi đến mùa biển năm sau.../.

Thông tin từ ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, riêng năm 2021, sạt lở bờ biển của địa phương diễn ra ở 3 vị trí cả biển Ðông và Tây, chiều dài khoảng 1.900 m, chiều sâu trung bình từ 30-40 m, cá biệt có những nơi từ 80-100 m. Dù năm 2022 chỉ mới bước vào đầu mùa mưa bão, nhưng đã có 5 vị trí bờ biển sạt lở, với chiều dài hơn 700 m.
Vấn đề chống sạt lở bờ biển, bảo vệ rừng phòng hộ, đời sống dân cư ven biển đang được tỉnh Cà Mau dồn sức thực hiện. Tuy nhiên, thiệt hại và ảnh hưởng lâu dài là khó có thể đong đếm, tính toán được. Tỉnh cần nhiều nguồn lực hơn nữa để ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, sạt lở, nước biển dâng... nhất là sinh kế cho người dân một cách bền vững. Vấn đề không chỉ là ngân sách, mà còn là những nghiên cứu, tính toán giải pháp khoa học, thuận thiên, phù hợp thực tiễn trong dài hạn.
Báo Cà Mau
Đăng ngày 01/06/2022
Phạm Quốc Rin
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 11:42 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 11:42 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 11:42 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 11:42 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 11:42 27/01/2025
Some text some message..