Biện pháp hữu hiệu nâng cao tỉ lệ sống của tôm giống

Gần đây, các nhà khoa học đã có một nghiên cứu chi tiết vai trò quan trọng của vi tảo lục, một đối tượng khá phổ biến trong các trại tôm giống trên toàn thế giới nhằm giúp nâng cao tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm.

Biện pháp hữu hiệu nâng cao tỉ lệ sống của tôm giống
Vi tảo lục Haematococcus pluvialis giúp nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống

Hiện nay, có hơn 40 loài vi tảo đã được xác định là thành phần thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng rộng rãi trong ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Nhu cầu sử dụng chúng trong hoạt động nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là dùng cho ương nuôi các loại ấu trùng thủy sản với kích cỡ miệng nhỏ. Nhiều loài vi tảo đã được nghiên cứu sử dụng trong giai đạn ấu trùng tôm để kích thích hệ thống miễn dịch cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm. Gần đây, loài vi tảo lục Haematococcus pluvialis được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào quá trình ương nuôi tôm giống nhằm phát huy được những ưu điểm của loài tảo này trên tôm. 


Ảnh: wunderkanone.de

Haematococcus pluvialis là một loài tảo lục thuộc nhóm vi tảo Chlorophyta, họ Haematococcaceae. Loài này nổi tiếng với hàm lượng astaxanthin cao, trung bình khoảng 5-6% tlk, giúp chống oxy hóa mạnh, đây là loài tảo quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và mỹ phẩm gần đây. Chúng là loài đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi và có thể di chuyển được. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tôm sú giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng ăn bổ sung vi tảo lục có màu sắc bắt mắt và tỷ lệ sống cao. 

Ảnh hưởng của vi tảo lục đối với tôm thẻ chân trắng

Một thử nghiệm trong vòng 25 ngày đã được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung vi tảo lục Haematococcus pluvialis đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, đáp ứng miễn dịch và khả năng chịu stress của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tôm thẻ Post Larvae (trọng lượng ban đầu trung bình 2,1mg) được cho ăn năm chế độ ăn có chứa hàm lượng vi tạo lục Haematococcus pluvialis khác nhau: 0, 1.7, 3.3, 6.7 và 13.3g/kg). 

Kết quả chỉ ra rằng khi cho Post-larvae ăn với hàm lượng 3.3g Haematococcus pluvialis trên một kg thức ăn làm tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ hậu ấu trùng một cách đáng kể. 

Tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) và tăng trọng (WG) phân tích cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm tôm. Sau khi gây stress mặn cấp tính nhân tạo (độ mặn giảm nhanh từ 28 ‰ đến 5 ‰), tỷ lệ sống của tôm được cho ăn 6,7g Haematococcus pluvialis/kg thức ăn là cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (P <0,05) và tổng khả năng chống oxy hóa (T-AOC) đã được tăng lên với mức độ ngày càng tăng của hàm lượng vi tảo lục Haematococcus pluvialis

Hàm lượng malonaldehyde (MDA) trong toàn bộ cơ thể tôm giảm tỷ lệ thuận với mức độ Haematococcus pluvialis trong chế độ ăn trước và sau khi stress độ mặn xảy ra. Trước stress mặn, mức mRNA tương đối của Caspase 3, Rho và Janus kinase (JAK) giảm trong nhóm tôm chế độ ăn có chứa Haematococcus pluvialis. Điều này giúp cơ thể tôm tạo các miễn dịch hiệu quả hơn.

Sau stress độ mặn, nồng độ mRNA tương đối của các gen liên quan đến hoạt động chống oxy hóa và các gen liên quan đến miễn dịch giảm cùng với việc giảm mức độ bổ sung Haematococcus pluvialis, cao nhất ở nhóm ăn 3.3g/kg. 

Dựa trên các ảnh hưởng của vi tảo lục Haematococcus pluvialis đến khả năng sống sót, khả năng chịu stress mặn và đáp ứng miễn dịch của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Các nhà khoa học đã khẳng định đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay nhằm nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống ở các trại ương nuôi. Tác giả cũng đã cung cấp hàm lượng tối ưu của Haematococcus pluvialis khi bổ sung vào thức ăn hậu ấu trùng tôm thẻ là 3.3 – 6.7g/kg thức ăn (tức khoảng 100-200mg astaxanthin/kg). 

Theo Xie S, et al. Fish Shellfish Immunol. 2018.

Đăng ngày 09/07/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 04:39 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 04:39 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 04:39 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 04:39 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 04:39 08/11/2024
Some text some message..