Biện pháp khôi phục nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ

Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhất là các đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 3, số 4 vừa qua đã gây thiệt hại lớn đến nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thiệt hại về kinh tế, người dân NTTS hiện đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước ở các ao, đầm.

Biện pháp khôi phục nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ
Người nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) gia cố ao đầm sau mưa lũ, khôi phục sản xuất.

Để bảo đảm các điều kiện cho khôi phục sản xuất NTTS, người dân trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương xử lý môi trường vùng nuôi, tu bổ lại diện tích ao đầm bị thiệt hại.

Sau những đợt mưa lũ trên địa bàn huyện Tĩnh Gia bị ảnh hưởng gần 180 ha NTTS nước mặn, lợ, trong đó nhiều diện tích nuôi tôm, ngao bị thiệt hại với tỷ lệ từ 70% trở lên. Hiện UBND huyện Tĩnh Gia đã có các chỉ thị, hướng dẫn cụ thể để người dân NTTS khắc phục hậu quả, khẩn trương khôi phục sản xuất. Những diện tích bị mất trắng hoàn toàn ở các xã Thanh Thủy, Hải Châu... người nuôi đang tập trung thực hiện đúng các quy trình xử lý bằng hóa chất, thau rửa ao nuôi, khử khuẩn, phơi ao, tu bổ lại ao đầm. Đối với diện tích ngao chết, cán bộ kỹ thuật của huyện, xã... hướng dẫn người dân khắc phục môi trường ao nuôi, xử lý mầm bệnh, tiến hành nuôi thả lứa mới. Các diện tích có thể khắc phục được tập trung bổ sung thêm giống hoặc thay thế các đối tượng nuôi phù hợp.

Trong cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới (từ ngày 13-7 đến 22-7-2018) trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, đã làm 1.145 ha NTTS bị tràn, 121 ha NTTS bị mất hoàn toàn, 60 ha NTTS bị thiệt hại nặng từ 50% đến 70%... Hiện nay, người NTTS vẫn đang chủ động thực hiện các biện pháp khôi phục lại sản xuất.

Đối với những ao, đầm bị sạt lở, tràn bờ không còn sản phẩm các hộ NTTS tập trung vệ sinh, gia cố bờ, cống ao nuôi, chủ động điều tiết nước, sau khi môi trường trong ao nuôi ổn định, điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ tái sản xuất. Thực hiện nuôi đúng mật độ, sử dụng thức ăn đủ số lượng và bảo đảm chất lượng. Những vùng NTTS thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt, khuyến cáo các hộ nuôi nên chọn đối tượng nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch, phù hợp với điều kiện vùng nuôi.

Các diện tích NTTS bị ảnh hưởng còn tôm/cá nuôi thì tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước ao nuôi, sức khỏe thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Tổ chức bón vôi và ổn định độ pH từ 7.5-8.5 trong ao nuôi, tiêu độc, khử trùng, định kỳ 10 đến 15 ngày bón vôi 1 lần. Ngoài ra, cần sử dụng các loại chế phẩm vi sinh tạo môi trường ổn định, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng; kích thích sự phát triển của động vật thủy sản.

Tập trung thu hoạch tôm, cua, cá... đã đến cỡ thu hoạch, những vùng chưa đến cỡ thu hoạch tăng cường quản lý các chỉ tiêu môi trường, thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu độ mặn, pH, độ kiềm hàng ngày, nhất là sau cơn mưa để có các biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường ao nuôi phù hợp, giữ độ mặn cho ao đầm nuôi. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh... sử dụng vôi 500 – 700 kg/ha ổn định độ pH.

Đối với lồng bè NTTS bị ảnh hưởng, tập trung tu sửa, khi nước sông, biển nằm trong ngưỡng cho phép thì thả lại cá giống. Che chắn lồng bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để tránh các đối tượng nuôi ra ngoài. Thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước; treo túi vôi trước dòng chảy hoặc khu vực cho cá ăn để khử trùng môi trường nước, diệt tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Để tạo điều kiện cho các hộ NTTS sớm ổn định sản xuất, đề nghị các địa phương, các ngành liên quan của tỉnh sớm có biện pháp hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng bị thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 05/10/2018
Lê Hợi
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 15:18 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 15:18 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 15:18 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:18 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 15:18 23/12/2024
Some text some message..