Biện pháp phòng rét cho cá

Miền bắc nước ta vào mùa đông có những đợt rét đậm rét hại kết hợp với mưa phùn, làm nhiệt độ nước xuống rất thấp. Trong khi đó các đối tượng nuôi thủy sản là những động vật biến nhiệt, có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Chính vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đối với các động vật nuôi thủy sản, đặc biệt là các loài chịu rét kém như cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, cá chim trắng, ếch...Do đó việc chống rét cho cá là rất cần thiết sau đây xin giới thiệu một số biện pháp chống rét cho cá qua đông.

chong ret cho ca
Ảnh: nongnghiep.vn

Chống rét cho cá giống:

Để có cá giống chuẩn bị cho vụ cá nuôi đông xuân thì từ tháng 7 – 8, các trại sản xuất giống cá nước ngọt cần cho cá đẻ nhân tạo lần cuối để vào tháng 9, 10 có thể thu được cá hương và cá giống sử dụng cho việc lưu cá qua đông. Tăng sức chống rét cho cá cần phải cho cá giống ăn đảm bảo độ đạm từ 35 – 40% và có thể bổ sung thêm bột ngô. Đối với các trang trại sản xuất giống có hệ thống nâng nhiệt thì cần tẩy trùng sạch bể ương nuôi để đến tháng 12 bắt đầu cho cá vào bể lưu qua đông.

Những nơi không có điều kiện nâng nhiệt độ thì nâng mực nước lên từ 1,2 – 1,5m, thả bèo 2/3 diện tích ao, dùng khung tre nứa để phủ bạt nilon che trên mặt ao, có thể thắp bóng điện sườn dưới cách mặt ao 20 – 30 cm, dùng gạch xếp dưới đáy ao tại các điểm sát bờ tạo chỗ trú rét cho cá.

Chống rét cho cá thịt

Đối với cỡ cá thu hoạch vào cuối năm chưa đạt kích cỡ thương phẩm có thể lọc riêng để lưu qua đông xuất bán vào đầu năm tới. Ao nuôi cá thịt qua đông tốt nhất có diện tích từ 500 – 1000 m2, cần có mực nước sâu từ 1.5 – 2m, dùng các sọt nhồi rơm phun qua nước vôi cắm xuống ao, dùng gạch xếp xuống các khu vực đáy ao, khoét các hố sâu từ 30 – 50cm, đường kính 0.8 – 1m về phía cống thoát để cá vào trú đông, trên mặt ao làm khung tre hoặc nứa và phủ nilon, giữa bề mặt ao và nilon dùng các bóng điện để sưởi ấm cho cá khi nhiệt độ nước xuống dưới 100C. Thả bèo khoảng 1/3 – 2/3 diện tích ao. Ngoài việc nâng nhiệt cho ao nuôi, cần cho cá ăn và tăng sức đề kháng cho cá bằng việc trộn thêm Vitamin C. Khi những ngày có nắng sẽ bỏ túi nilon và cho cá ăn khi nhiệt độ lớn hơn 180C . Thời tiết mùa đông thường có rét đậm và mưa phùn kéo dài cá dễ bị mắc các bệnh nấm, ký sinh trùng nên cần tạt vôi bột từ 1 – 2 kg cho 100m3 nước ao nuôi và trộn tỏi 1 – 2kg trên 10kg thức ăn cho cá ăn phòng bệnh.

Thông qua các biện pháp chống rét sẽ giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi./. 

Sở NN & PTNT Hà Nội, 10/12/2013
Đăng ngày 13/12/2013
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 06:29 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 06:29 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 06:29 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 06:29 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:29 24/11/2024
Some text some message..