Biện pháp phòng và trị một số bệnh trên cá đối mục

Cá đối mục (Mugil cephalus) là loài cá biển tương đối dễ nuôi, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường nuôi xung quanh, người nuôi cần có các biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá đối mục, cụ thể như sau:

cá đối mục
Dùng chài để kiểm tra các biểu hiện bệnh trên cơ thể cá đối mục. Ảnh: NTN

1. Phòng bệnh chung

- Hệ thống ao nuôi: Trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng.

- Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh, tắm trong dung dịch Oxytetracylin 5 ppm, thời gian khoảng 30 – 60 phút.

- Thức ăn cho cá còn niên hạn sử dụng, không nên sử dụng các loại thức ăn đã cũ hoặc ẩm mốc. Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá.

- Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2. Biện pháp trị một số bệnh thường gặp

2.1. Bệnh Iridoviral

- Tác nhân gây bệnh: Do virus Iridovirus gây ra.

- Triệu chứng: 

+ Cá biểu hiện bệnh ra trên cơ thể như: vây sung huyết, tăng sản xuất chất nhờn.

+ Cá có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhiệt độ thấp (< 24oC).

- Cách phòng trị: tiêm phòng vắc xin, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2.2. Bệnh đỏ thân, đốm đỏ, nhiễm trùng đỏ, nhọt biển

- Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Vibrio anguillarum gây ra.

- Triệu chứng: Bỏ ăn, màu tối sẫm, bụng căng, da xuất huyết, loét da, lồi mắt, xuất huyết cấp tính và nhiễm trùng máu với tỷ lệ tử vong hàng loạt.

- Cách phòng trị: tiêm phòng vắc xin, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2.3. Bệnh Streptococcosis

- Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn Streptococcus faecalis gây ra.

- Triệu chứng: 

+ Thân sẫm màu, yếu, thường bơi trên tầng mặt.

+ Mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn.

+ Có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng hai bên vây lưng, tuột vẩy

+ Trong nội tạng: Xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết.

- Cách phòng trị: 

+ Cải thiện môi trường ao nuôi.

+ Kết hợp trộn vào thức ăn cá các chất dinh dưỡng hỗ trợ điều trị như men tiêu hóa dạng vi sinh.

2.4. Bệnh vi khuẩn thối vây

- Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Flexibacter columnaris gây ra.

- Triệu chứng: Mô giữa các tia vây bị phá hủy (thối vây).

- Cách phòng trị: Dùng kháng sinh tắm cho cá, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2.5. Bệnh nhiễm trùng huyết do Aeromonas xâm nhập

- Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, A. CaviaeA. sobia gây ra.

- Triệu chứng: Hệ thống bị nhiễm trùng, xuất huyết cấp tính và bệnh nhiễm trùng máu; xuất huyết điểm trên da và gốc của vây, loét và hoại tử da; hội chứng lồi mắt và chứng phù nước.

- Cách phòng trị: Trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn cho cá ăn, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2.6. Bệnh ký sinh trùng mang

- Tác nhân gây bệnh: Do ký sinh trùng đơn bào Myxobolus goensis gây ra.

- Triệu chứng: Quan sát trên da cá, thường có đám màu trắng nhạt, trên mang cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti. Cá bị nặng, toàn thân chuyển sang màu mốc bạc, tách đàn và chết; bệnh chết rải rác đến hàng loạt sau 3 - 7 ngày.

- Cách phòng trị: cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2.7. Bệnh rận biển

- Tác nhân gây bệnh: Do ký sinh trùng Copepod Caligus ssp gây ra.

- Triệu chứng: Rận ký sinh trên da, vây, nắp mang cá, khiến cá bị ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, giảm cường độ bắt mồi.

- Cách phòng trị: Dùng thuốc tắm cho cá, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

2.8. Bệnh hội chứng lở loét động vật; bệnh đốm đỏ; bệnh nấm

- Tác nhân gây bệnh: Do nấm Aphanomyces invadans gây ra.

- Triệu chứng: Xuất hiện đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuôi cá. Sau đó, những vết này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp, cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét có màu xám, xung quanh mép vết loét có màu đen.

- Cách phòng trị: cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

Trong quá trình nuôi, hiện tượng thường gặp là lở loét trên thân do xây xát, trường hợp này nên sử dụng KMnO4 có nồng độ từ 5 – 10 ppm để bôi trực tiếp lên chỗ bị lở loét./.

Đăng ngày 18/05/2022
NTN @ntn
Dịch bệnh
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 10:22 30/05/2023

8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
• 10:24 25/05/2023

Sợ tôm dịch bệnh, nông dân không mặn mà thả nuôi vụ chính

Đang vào vụ chính, nhưng nhiều người nuôi tôm ở các xã vùng đông của Thăng Bình không dám đầu tư thả giống vì sợ tôm dịch bệnh, dẫn đến thua lỗ nặng.

Ao tôm
• 15:00 09/05/2023

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Bệnh trên tôm
• 11:01 27/04/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 22:12 30/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:12 30/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 22:12 30/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 22:12 30/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 22:12 30/05/2023