Biển Sầm Sơn đã bình yên

Không còn cảnh người dân tụ tập phản đối trước các cơ quan công quyền, niềm vui đã trở lại với ngư dân Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa với những chuyến đánh bắt bội thu

ngư dân Sầm Sơn
Ngư dân Sầm Sơn đã ra biển đánh cá bình thường

Sáng 8-3, từng chuyến bè, mủng của ngư dân thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tấp nập cập bến chở đầy tôm cá, gương mặt ai cũng phấn khởi. Đây là chuyến đi biển đầu tiên sau 10 ngày người dân ngừng ra khơi, kéo nhau lên các cơ quan công quyền đòi quyền lợi.

Chưa hết băn khoăn

Dù những khúc mắc của ngư dân đã được Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến giải tỏa trong buổi đối thoại sáng 7-3 nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Ngư dân Vũ Đình Sáu (ngụ thôn Hồng Thắng, xã Quảng Cư) rất phấn khởi khi nghe lời hứa của bí thư. Theo ông, để người dân neo đậu tàu thuyền, đánh bắt ở vùng biển của mình là phù hợp với tập quán và đặc thù nghề nghiệp của dân địa phương. “Điều này giúp ngư dân không mất công ăn việc làm và yên tâm bám biển” - ông Sáu phấn khởi.

Dù vậy, nhiều ngư dân vẫn cho rằng Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cần nêu rõ hơn về việc có nhất trí cho dân 4 xã, phường được giữ lại khoảng 1.000 - 1.500 m bờ biển để neo đậu tàu, thuyền hay không. “Bí thư không nói rõ ràng nguyện vọng của bà con là muốn giữ lại một phần bờ biển mãi mãi mà nói cứ làm bình thường khiến chúng tôi cũng chưa yên tâm” - ông Cao Văn Năm (ngụ phường Bắc Sơn) băn khoăn.

Tại xã Quảng Cư - nơi có nhiều ngư dân theo nghề đánh bắt gần bờ nhất của thị xã Sầm Sơn - các ngư dân cho biết sẽ không nhận tiền đền bù, không muốn đổi nghề. Bởi lẽ, phần lớn họ đã nhiều tuổi, muốn kiếm việc khác cũng khó, lại thiếu vốn đóng tàu lớn vươn khơi và quan trọng là không có kinh nghiệm, kỹ thuật đánh bắt xa bờ.

“Chúng tôi chỉ muốn chính quyền để lại một đoạn bờ biển như nguyện vọng. Nếu được, bà con sẽ sắp xếp, dọn dẹp bờ biển cho sạch đẹp, phù hợp với việc cải tạo bờ biển của địa phương để không ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch” - ông Ngô Hữu Giáp (ngụ xã Quảng Cư) mong mỏi.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn, khẳng định việc cải tạo bãi biển Sầm Sơn vẫn diễn ra bình thường theo dự án nhưng sẽ không ảnh hưởng đến việc neo đậu, khai thác thủy sản của ngư dân. Theo ông Tuấn, sau cuộc đối thoại giữa Bí thư Tỉnh ủy với ngư dân, Thị ủy Sầm Sơn cũng đã giao cho UBND thị xã xây dựng phương án trình UBND tỉnh xem xét rồi sau đó bàn bạc, tìm sự đồng thuận. Phương án xây dựng phải phù hợp với điều kiện khai thác của người dân và phát triển du lịch của địa phương.

“Trục lợi” chính sách hỗ trợ?

Nhiều ngư dân giãi bày bức xúc với phóng viên trước việc nhiều người không đi biển, thậm chí đã bỏ nghề từ rất lâu nhưng thấy UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành chính sách hỗ trợ thì lại mang những chiếc bè, mảng hư hỏng, thậm chí mua lại của bà con, đem ra bãi biển dựng nhằm “trục lợi”.

“Những ngư dân chân chính như chúng tôi không chấp thuận chuyển nghề nhưng những người đó đồng ý rất nhanh. Nếu cấp trên về kiểm tra, chúng tôi sẵn sàng chỉ rõ từng trường hợp” - ông Ngô Hữu Giáp phản ánh.

Bà Ngô Thị Ngọc - trưởng thôn Hồng Thắng, xã Quảng Cư - cho biết có nghe thông tin này, trong thôn cũng có khoảng trên 10 hộ. Số liệu bà không nắm nhưng bên an ninh thôn điều tra và báo hiện đã cao hơn nhiều so với trước đây là 222 bè, mủng. Hiện trong thôn chưa có ai ký nhận tiền hỗ trợ mà vẫn kiên quyết bám nghề.

Theo ông Lê Trọng Hinh, Trưởng Phòng Kinh tế - UBND thị xã Sầm Sơn, báo cáo từ các xã, phường cho thấy số liệu bè, mủng đã tăng lên rất nhiều, ban đầu chỉ có 705 chiếc thì nay đã lên hơn 800 chiếc. “Tại xã Quảng Cư, có rất nhiều số liệu khác nhau. Lúc đầu chỉ 280 chiếc nhưng sau khi có quyết định hỗ trợ của tỉnh, số liệu đã tăng lên 418, gần đây nhất là 458” - ông Hinh cho hay.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án quy hoạch “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương” vào tháng 10-2015 với tổng mức đầu tư 315 tỉ đồng do Tập đoàn FLC thi công, quản lý theo hình thức BOT. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào giữa tháng 4-2016 để kịp phục vụ cho mùa du lịch. Khi hay tin UBND tỉnh Thanh Hóa giao dự án cho FLC, hàng ngàn ngư dân đã kéo lên trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa phản đối vì lo sợ mất kế sinh nhai.

Người lao động, 08/03/2016
Đăng ngày 09/03/2016
Bài và ảnh: TUẤN MINH
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 09:52 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 14:16 16/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 14:16 16/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 14:16 16/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 14:16 16/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 14:16 16/06/2025
Some text some message..