Bình Định: Ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương tàu cá

Sở NN&PTNT Bình Định vừa có Quyết định số 89/QĐ-SNN về việc ban hành quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương của tàu cá trong chuyến biển trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Khai thác thủy sản
Bình Định đặt muc tiêu đến năm 2030, 100% tàu khai thác thủy sản (có chiều dài Lmax từ 15 mét trở lên) thu gom rác thải nhựa của tàu cá mang về bờ. Ảnh: Ái Trinh

Mục tiêu đến năm 2030, 100% ngư dân hoạt động khai thác thủy sản trên các tàu cá được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý, hành động giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; 100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) của tàu cá mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom tại cảng cá, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; 100% các cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ tàu cá chuyển cho các đơn vị chức năng xử lý;  hoàn thiện và đồng bộ cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương của tàu cá.

Quy trình này áp dụng đối với chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên các tàu cá có chiều dài Lmax từ 15 mét trở lên khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản và các đơn vị, tổ chức tham gia quản lý, kiểm soát rác thải nhựa đại dương tại các cảng cá: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan thuộc tỉnh Bình Định. Khuyến khích áp dụng Quy trình này đối với các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên các tàu cá có chiều dài (Lmax) từ 12 mét đến dưới 15 mét khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản.

Theo đó, chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên có trách nhiệm không xả các loại rác thải sinh hoạt trên tàu cá như: Chai nhựa, bì nhựa, ống hút, hộp xốp, ly, lon bia, chén nhựa, dĩa nhựa, đũa nhựa, các loại ngư cụ bị hỏng,… xuống biển và các vùng nước thuộc cảng biển. Mỗi thuyền viên làm việc trên tàu cá có trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt, sản xuất và bỏ vào các thùng đựng, túi đựng rác thải đặt trên tàu. 

Khi tàu chuẩn bị xuất cảng, thuyền trưởng hoặc thuyền viên được ủy quyền có trách nhiệm ghi vào Tờ khai các loại nước uống, thực phẩm sinh hoạt và các loại bao bì sử dụng trên tàu cá cho cảng cá biết và theo dõi.

Thu gom rácCác cảng cá cần bố trị địa điểm thu gom và nhân viên thu gom rác thải nhựa tàu cá. Ảnh: Ái Trinh

Khi tàu cập cảng sau mỗi chuyến biển, thuyền trưởng hoặc thuyền viên được giao nhiệm vụ có trách nhiệm giao rác thải sinh hoạt của tàu cho Tổ thu gom rác thải tại cảng cá và ký xác nhận lượng rác thải bàn giao. 

Để thực hiện tốt quy trình trên, Sở NN&PTNT Bình Định yêu cầu Ban Quản lý Cảng cá Đề Gi, Tam Quan, Quy Nhơn bố trí các điểm thu gom rác thải nhựa tại cảng cá; thành lập Đội Thu gom rác thải tàu cá trên cơ sở nguồn nhân lực của Đội Vệ sinh môi trường cảng cá, đảm bảo tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ tàu cá và chuyển giao cho các cơ sở thu mua, tái chế vật liệu.

Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản tỉnh và UBND các xã/phường ven biển đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường công tác phối hợp, quản lý, giám sát việc thực hiện của chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá của địa phương tuân thủ việc thu gom và đưa rác thải rắn sinh hoạt trên tàu cá vào bờ sau mỗi chuyến biển theo quy định. 

Việc thực hiện tốt quy trình kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương tàu cá sẽ giúp giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong hoạt động khai thác thủy sản, từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương, thực hiện kinh tế tuần hoàn và phát triển xanh; nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân, các doanh nghiệp hoạt động nghề cá, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 và kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định, ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định thông tin.

Đăng ngày 05/03/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Biến đổi khí hậu và nghề nuôi vẹm: Nhiệt độ tăng làm thay đổi môi trường

Nghề nuôi nhuyễn thể nước mặn là có thể coi là nền tảng của ngành NTTS toàn cầu, cung cấp nguồn protein quan trọng cho hàng triệu người, đặc biệt là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Nuôi vẹm
• 10:20 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 10:42 19/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 15:56 26/03/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 15:56 26/03/2025

Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh

Việc thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh không chỉ giúp làm tôn lên vẻ đẹp của bể, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá và cây thủy sinh. Để đạt được điều này, người chơi cần nắm rõ những yếu tố cốt lõi như cường độ ánh sáng, quang phổ, và loại đèn thích hợp.

Hồ cá
• 15:56 26/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 15:56 26/03/2025

INFOGRAPHIC: Thái Lan là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 2 cá tra Việt Nam tại châu Á

Với sự tăng trưởng này, Thái Lan vươn lên vị trí thứ 2 trong top các quốc gia NK nhiều nhất cá tra Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc. Đồng thời là thị trường đơn lẻ đứng thứ 4 về tiêu thụ cá tra của Việt Nam, sau Trung Quốc & HK, Mỹ và Brazil.

Xuất khẩu cá tra
• 15:56 26/03/2025
Some text some message..