Bình Định: Hướng dẫn cách tăng cường phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có những đợt không khí lạnh tăng cường từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4 dương lịch, gây mưa to đến rất to làm ảnh hưởng lớn đến tình hình nuôi tôm tại các huyện, thị xã ven biển.

kiểm tra tôm
Kiểm tra tình hình nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ. Ảnh: NTN

Tính từ đầu vụ đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các địa phương thu 72 mẫu tôm và nước ao nuôi để kiểm tra, giám sát các bệnh nguy hiểm thường gặp. Tổng diện tích dịch bệnh trên tôm nuôi là 31,24 ha, trong đó đã phát hiện 12 mẫu nhiễm bệnh đốm trắng với diện tích 0,68 ha tại Mỹ Thành, Phù Mỹ; bệnh hoại tử gan tụy cấp là 0,56 ha tại Hoài Nhơn và Quy Nhơn; bệnh do môi trường là 30 ha tại huyện Tuy Phước.

Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên là do một số hộ nuôi thả ngoài lịch mùa vụ (tháng 01/2022 dương lịch) gặp thời tiết không thuận lợi, môi trường biến động, sức đề kháng tôm suy giảm và là điều kiện dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt là 30 ha bệnh môi trường tại huyện Tuy Phước là do ảnh hưởng thời tiết bất thường, mưa lớn, gây ra sự biến đổi các yếu tố môi trường rất lớn.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, người nuôi cần có các biện pháp phòng bệnh thích hợp. Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định cũng đã hướng dẫn hộ nuôi tôm tại các địa phương ven biển (TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát và TX Hoài Nhơn) triển khai các biện pháp quản lý sức khỏe tôm nuôi và môi trường để nhằm hạn chế tối thiểu dịch bệnh xảy ra:

- Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, hàng ngày kiểm tra chặt chẽ môi trường ao nuôi, thời tiết mùa này thường xuất hiện những cơn mưa giông bất thường sẽ làm thay đổi đột ngột các thông số: pH, nhiệt độ, Ôxy, độ mặn, độ kiềm, nhiệt độ,…

- Con giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng, thả giống đúng Lịch thời vụ và khi điều kiện thời tiết thích hợp.

- Cần chủ động nguồn nước cấp đã qua xử lý, bổ sung nước vào ao nuôi khi cần thiết, khắc phục hiện tượng phân tầng nước do mưa lớn

- Định kỳ sát trùng nước ao nuôi (có thể dùng Sodium Chlorine 20% với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời giảm sự phát triển của tảo đối với những ao có mật độ tảo cao, tạo môi trường sạch và ổn định cho tôm sinh sống và phát triển.

- Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học, khoáng chất để xử lý nước và đáy ao nuôi, tạo hệ vi khuẩn có lợi, lấn át vi khuẩn có hại phát triển. Đối với ao nuôi lót bạt, định kỳ xi phông nền đáy ao nhằm giảm lượng mùn bã hữu cơ trong ao, hạn chế sinh ra các khí độc ảnh hưởng đến tôm nuôi.

- Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua kiểm tra sàng, hoặc lặn đáy, đánh giá tỷ lệ sống để ước lượng thức ăn phù hợp, tránh tồn đọng gây ô nhiễm môi trường ao nuôi, tuyệt đối không cho ăn khi trời mưa to hay nhiệt độ cao trên 320C, tăng lượng thức ăn khi trời mát.

- Sử dụng men tiêu hóa, Vitamin C và khoáng chất trộn vào thức ăn cho tôm, tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ.

- Tăng cường sục khí ao nuôi để hàm lượng ôxy được cung cấp đủ ở mọi tầng nước.

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm nuôi, khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường, người nuôi cần báo ngay cơ quan chức năng địa phương (cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã), Trung tâm DVNN huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp kiểm tra, lấy mẫu, xét nghiệm bệnh. Trong thời gian chờ kết quả, không xả thải nước ao đang bị bệnh ra môi trường để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.

- Đối với ao tôm bị bệnh, quy trình xử lý thực hiện theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016, quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Đăng ngày 21/04/2022
NTN @ntn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:28 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:28 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:28 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:28 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:28 19/04/2024