Bình Định: Mở lớp đào tạo nghề theo xu hướng nuôi tôm công nghệ và chuẩn quy trình

Tại tỉnh Bình Định, nhiều hộ dân nuôi tôm thâm canh đã dần chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao. Tính đến tháng 4 năm 2022, diện tích thả tôm trên toàn tỉnh đạt 1.728,2 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghệ cao là 29,5 ha chiếm 1,7% diện tích nuôi tôm

khuyến nông nuôi tôm
Ban tổ chức và các học viên tại buổi Khai giảng lớp học. Ảnh: NTN

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Bình Định (Sở Lao động thương binh và xã hội) đã Khai giảng lớp đào tạo nghề Nuôi tôm thẻ chân trắng cho 35 học viên là nông dân tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước.

Đối tượng tham gia lớp học là các hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã. Các học viên tham gia lớp dạy nghề sẽ được các giảng viên hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong vòng 02 tháng (dự kiến từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2022) bao gồm học lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm giúp cho các học viên nắm vững kiến thức và thực hành thành thục sau khóa học. 

Ông Hiếu, người có kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi tôm ở địa phương cho biết: Về kinh nghiệm nuôi tôm tuy bản thân có thời gian tích lũy, nhưng để có sự trao đổi, kết nối với những chuyên gia, giảng viên lớp học cũng như những hộ nuôi tôm khác thì bản thân chưa có nhiều. Vì vậy, thông qua lớp học, ông mong muốn tất cả học viên nên sắp xếp thời gian phù hợp, tham gia đầy đủ khóa học, giúp nâng cao tay nghề cũng như có sự trao đổi kinh nghiệm thực tế, cùng giúp nhau phát triển kinh tế từ những mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Phát biểu tại Lễ khai giảng lớp học, ông Trần Hữu Hiệu, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cho biết: với chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn và đào tạo nghề cho nông dân, Trung tâm thường xuyên tham khảo nhu cầu, nguyện vọng của nông dân về những chủ đề, lĩnh vực cần học tập, nâng cao kiến thức, qua đó áp dụng tốt vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây cũng chính là tiền đề để khai giảng lớp dạy nghề. Đặc thù của các học viên đều là những hộ nuôi tôm thường nhật, nên thời gian chủ yếu dành cho việc quản lý chăm sóc ao nuôi của gia đình.

Do đó, Ban tổ chức và giảng viên lớp học sẽ chủ động và linh hoạt sắp xếp thời gian giảng dạy, trao đổi kiến thức với học viên phù hợp nhất. Địa điểm học sẽ vận dụng thực tế tại các ao nuôi tôm hiệu quả trên địa bàn, để học viên có thể vận dụng tốt lý thuyết vào thực tiễn. Mong rằng, sau thời gian 02 tháng tham gia lớp học, tất cả học viên đều nắm vững được kiến thức chuyên môn một cách khoa học và hiệu quả, góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho hộ gia đình, đồng thời chung tay góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Đăng ngày 10/06/2022
NTN @ntn
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 01:56 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:56 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 01:56 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 01:56 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 01:56 05/12/2024
Some text some message..