Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
Tình trạng cá sú mì bị săn bắt trái phép ngày càng nghiêm trọng

Cá sú mì và ngoại hình nổi bật dưới đại dương

Cá sú mì (tên khoa học là Cheilinus undulatus) hay còn được gọi là cá bàng chài vân sóng, cá mó xù, cá Napoleon,... Đây là một loài cá biển thuộc chi Cheilinus và là loài lớn nhất trong họ Cá bàng chài.

Loài cá này chủ yếu tìm thấy trong các rạn san hô trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, cá sú mì chỉ phân bố tại một số địa điểm như Trường Sa, Côn Đảo và Nha Trang.

Cá sú mì sở hữu một vẻ ngoài rất đặc trưng, đó là màu xanh tím, xanh dương đậm ở cá đực và màu đỏ cam ở cá cái. Thông thường, cá sú mì đực có mức độ nhận diện lớn hơn và cũng có phần phổ biến hơn với nhiều người.

Cá sú mìCá sú mì đực màu xanh dương đậm có mức độ nhận diện tốt hơn cá sú mì cái

Đặc biệt, phần thân của cá sú mì có những hoa văn  rất độc đáo; còn phần đầu có một cái gù hay bướu tương đối to và sẽ lớn dần theo độ tuổi của chúng cùng một cặp môi dày trông rất quyến rũ.

Cá sú mì là loài cá ăn tạp và lớn rất chậm. Thức ăn yêu thích của chúng là một số động vật thân mềm, động vật giáp xác và những loài cá có kích thước nhỏ hơn. Nói về sức ăn của cá sú mì, người ta thường lấy ví dụ về việc chúng từng cho cả sao biển gai Acanthaster planci - một trong những loài sao biển lớn nhất thế giới vào dạ dày.

Về thời gian sinh sản, cá sú mì thường đẻ trứng từ tháng 6 đến tháng giêng âm lịch năm sau Khi cá con sinh ra chỉ to bằng đầu đũa; điều đáng chú ý là sau khi sinh chúng ra, cá sú mì mẹ thường ăn hết cá con. 

Loài cá được mệnh danh là “vua của các loại hải sản”

Nguyên nhân cá sú mì được xếp và hàng hải sản cao cấp và thậm chí được mệnh danh là “vua của các loại hải sản” đó là chúng có hương vị đặc biệt thơm ngon mà không có loài cá này có thể thay thế. 

Theo nhiều người, cá sú mì có phần thịt trắng rất đẫy, có vị ngọt và béo. Tuy nhiên, phần đầu của chúng mới được cho là phần ngon nhất với vị béo như mỡ, giòn như sụn nhưng cũng có phần dai dai như gân.

Cá sú mìCá sú mì có phần thịt trắng rất đẫy, có vị ngọt và béo

Để thưởng thức cá sú mì, người đam mê ẩm thực sẽ phải chi đến vài triệu đồng đối với hàng tươi sống với cá thể có trọng lượng dao động từ 2kg - 20kg/con.

Ngoài ra, việc đánh bắt khó khăn, cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến cá sú mì trở nên đắt đỏ và được nhiều người săn đón. 

Cụ thể, loài cá này sống ở các rạn san hô sâu có độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển. Để đánh bắt chúng, các ngư dân phải lặn xuống hoặc câu từng con chứ không thể đánh lưới được.

Không chỉ vậy, cá sú mì cũng không thể nuôi đại trà được chúng ít ăn tạp, lớn rất chậm và đòi hỏi những điều kiện nuôi trồng rất khắt khe. Chính vì vậy, cá sú mì đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm và càng đắt đỏ hơn.

Có thể thấy, cá sú mì là loài cá có thể thuộc dạng “mỹ vị nhân gian” vì chứa đựng hương vị đặc trưng, nhiều dưỡng chất và còn được dùng chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. 

Song, việc đánh bắt thiếu kế hoạch và liên tục đã khiến tình trạng suy kiệt của cá sú mì ngày càng nghiêm trọng. Ở nhiều quốc gia, điển hình là Hồng Kông từ vài năm trước đây đã bắt đầu mạnh tay hơn về việc kiểm soát và ngăn chặn hành vi mua bán cá sú mì trái phép.

Đăng ngày 04/12/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 10:19 04/12/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 22:32 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:32 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 22:32 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 22:32 04/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 22:32 04/12/2024
Some text some message..