Bình Định: Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng tại Bình Định vẫn thường xuyên diễn ra, gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại cho người nuôi. Vì thế việc áp dụng công nghệ mới cho nuôi tôm thẻ chân trắng là hết sức cấp bách và cần thiết.

tôm thương phẩm
Tôm thương phẩm trong mô hình Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc . Ảnh Thành Nguyên

Thực hiện chương trình Khuyến nông năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã thực hiện xây dựng mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc” nhằm hỗ trợ người nuôi tôm giảm bớt các rủi ro về dịch bệnh, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi và nâng cao thu nhập.

Mô hình được thực hiện tại hộ ông Lê Xuân Tâm (thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát) trên diện tích ao nuôi 1.500 m2. Được Nhà nước hỗ trợ 50% con giống, vật tư và thức ăn, ông Tâm đã tiến hành thả 300.000 con giống tôm thẻ chân trắng (PL12). Ban đầu, tôm giống được ương trong ao ương diện tích 300 m2, sau 25 ngày thì đưa ra ao nuôi lót bạt có hệ thống cánh quạt, oxy đáy, máy cho ăn tự động và tuần hoàn nước. Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Tâm luôn tìm tòi, học hỏi và tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn nên tôm không bị bệnh, kích cỡ đồng đều và đạt tỷ  lệ sống cao (95%). Nhờ đó, sau 3 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ 79 con/kg, năng suất ước đạt 24 tấn/ha, ông Tâm ước lãi khoảng 178 triệu đồng.

Theo Thạc sĩ Trần Quang Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Áp dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng tương đối dễ dàng, không cần ao nuôi diện tích lớn nhưng yêu cầu phải có ao ương và ao nuôi lót bạt, có hệ thống quạt nước và oxy đáy (hệ thống oxy đáy phải hoạt động 24/24). Kỹ thuật chính trong công nghệ này là thường xuyên ủ mật rỉ đường kết hợp với men vi sinh 3 ngày/lần, sục khí liên tục trong vòng 24 giờ trước khi đưa vào ao nuôi để duy trì chất lượng nước và góp phần tạo nguồn thức ăn cho tôm.

mô hình nuôi tôm
Các hộ dân tham quan mô hình. Ảnh Thành Nguyên.

Nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc an toàn sinh học, giúp tôm tăng trưởng nhanh, năng suất và sản lượng cao; đồng thời giảm chi phí sản xuất so với các hệ thống nuôi thông thường. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ này chúng ta sẽ ngăn ngừa hiệu quả bệnh đốm trắng trên tôm, ổn định môi trường nước và không cần thay nước thường xuyên, giảm FCR (hệ số thức ăn), giảm chi phí thức ăn cho nuôi tôm.

Ông cũng cho biết thêm, sắp tới sẽ đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến cáo nhân rộng, đồng thời định hướng nuôi tôm công nghệ cao tại các địa phương trong tỉnh để tăng nguồn thu nhập cho các hộ nuôi tôm, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động phổ thông tại các vùng nông thôn ven biển, bãi ngang; góp phần đảm bảo an ninh và ổn định xã hội.

Tại Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả mô hình sau 3 tháng nuôi, hầu hết các đại biểu và hộ dân đều đánh giá đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người nuôi, phù hợp với điều kiện tại địa phương. Các hộ dân tham gia hội thảo cho  biết sẽ áp dụng công nghệ Semi-Biofloc vào các vụ nuôi sau để nâng cao năng suất và tăng thu nhập.

Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc cần có chính sách hỗ trợ nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi do kinh phí đầu tư ban đầu vào mô hình nuô tương đối lớn. Đồng thời, các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh hướng dẫn, vận động người nuôi tôm liên kết trong sản xuất, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn cung đầu vào có chất lượng và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Đăng ngày 18/12/2021
NTN @ntn
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 08:41 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 08:41 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 08:41 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:41 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 08:41 24/04/2024