Bình Định: Phát triển các mô hình thủy sản đạt hiệu quả cao

Việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong việc xây dựng và triển khai các mô hình khuyến ngư đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi.

Mô hình nuôi
Mô hình ứng dụng công nghệ cao, phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế như nuôi tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Tép Bạc

Đồng thời tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm như nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc, ứng dụng công nghệ nano trong bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá, nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất, nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nuôi ghép tổng hợp tôm-cua-cá trong ao sinh thái cây ngập mặn nước lợ,…

Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại Ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 trên lĩnh vực thủy sản, Trung tâm đã chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc tại các vùng nuôi tôm của tỉnh.

Riêng trong năm 2022, mô hình này đã được triển khai với quy mô 1.500 m2/điểm tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ và thị xã Hoài Nhơn đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Sau 3 tháng nuôi, tôm sinh trưởng và phát triển tôt, không bị bệnh và đạt tỷ lệ sống cao 87%, kích cỡ tôm thu hoạch trung bình đạt 70 con/kg, với năng suất khoảng 25,6 tấn/ha, người nuôi thu lại lợi nhuận ước đạt 171 triệu đồng/1.500 m2 ao nuôi.

Tôm thương phẩmTôm thương phẩm. Ảnh: NTN

Ông Nguyễn Văn Tiện, người nuôi tôm thâm niên tại thôn Kim Giao Thiện, xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn cho biết: Được hỗ trợ 50% kinh phí giống và vật tư của Trung tâm Khuyến nông, tôi đã mạnh dạn áp dụng công nghệ Semi-Biofloc vào nuôi tôm thương phẩm.

Trong thời gian triển khai mô hình, tình hình dịch bệnh tôm có chiều hướng gia tăng ở các vùng nuôi lân cận, thời tiết thay đổi bất thường đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tuy nhiên, với việc áp dụng kỹ thuật nuôi theo công nghệ Semi-Biofloc đã được hướng dẫn như lấy nước, xử lý nước, nuôi cấy vi sinh tạo Biofloc,… nên tôm phát triển tốt, không xuất hiện bệnh, vì vậy năng suất và hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trước đây.

Riêng tại các huyện Phù Cát, Vĩnh Thạnh và thị xã An Nhơn, Trung tâm Khuyến nông tập trung vào việc nhân rộng các mô hình nuôi cá nước ngọt trong hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, Trung tâm đã xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát cườm trong lồng trên các hồ chứa như Mỹ Thuận (Phù Cát), Núi Một (An Nhơn) và Định Bình (Vĩnh Thạnh) với quy mô 100 m3 lồng nuôi/điểm trình diễn.

Mô hình triển khai đã giúp người nuôi an tâm hơn về đầu ra sản phẩm với giá cả hợp lý. Các hộ dân tham gia mô hình được liên kết tiêu thụ sản phẩm dựa trên một cơ chế phối hợp đã được đề ra dưới sự thống nhất cao của các bên tham gia.

Cá thát lát cườmCá thát lát cườm thương phẩm được nuôi trên các hồ chứa. Ảnh: NTN

Anh Huỳnh Tấn Dương (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh) trước đây chủ yếu tập trung nuôi các đối tượng như cá điêu hồng, rô phi, trê lai,…. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và tăng thêm thu nhập cho gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư tham gia mô hình.

Được sự hỗ trợ con giống, vật tư thiết yếu và kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông, với 5.000 con giống cá thát lát cườm ban đầu, đến nay sau 8 tháng thả nuôi, anh Dương ước tính còn lại khoảng 4.250 con cá thương phẩm với kích cỡ trung bình 450 gam/con, ước lãi khoảng 40 triệu đồng.

Theo anh Dương, so với các giống cá hiện đang nuôi tại hồ Định Bình, đây là giống cá có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, cá lớn nhanh và chống chịu được bệnh tốt. Trong quá trình nuôi, người nuôi tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật về vệ sinh lồng nuôi, quản lý thức ăn dư thừa, thường xuyên theo dõi tốc độ phát triển của cá về kích cỡ và trọng lượng. Đặc biệt, khi cá phân đàn, cần có biện pháp tách đàn, sang lồng nuôi theo cùng kích cỡ giúp cá phát triển đồng đều hơn.

Thạc sỹ Lê Tấn Phát, Trưởng phòng Khuyến ngư (Trung tâm Khuyến nông), cho biết: Trung tâm Khuyến nông tập trung xây dựng các mô hình khuyến ngư theo đúng chủ trương, định hướng của tỉnh, ngành và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Nhờ vậy, các mô hình hầu hết đã đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi. Đồng thời, góp phần hạn chế được rủi ro bệnh dịch, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng ổn định và bền vững hơn.

Đăng ngày 02/03/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:05 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:05 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:05 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:05 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:05 20/04/2024