Bình Định: Rùa biển liên tiếp đẻ trứng tại bãi biển làng chài Nhơn Hải

Thông tin từ Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết, đêm 2.6, lúc 22h30 một cá thể rùa biển thuộc loài Rùa Xanh, Vích (Chelonia mydas) - thuộc Nhóm “đang bị đe dọa” theo phân loại của IUCN, Phụ lục I của công ước CITES về cấm buôn bán vận chuyển quốc tế đã lên bãi biển trước khu dân cư của làng chài Nhơn Hải ( Thành phố Quy Nhơn, Bình Định) đẻ được 102 quả trứng.

Rùa biển
Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, di chuyển ổ trứng rùa đến nơi an toàn. Ảnh: TCCĐ

Đáng chú ý là cá thể rùa biển này có kích thước dài 0,94 m, chiều rộng mai rùa 0,86 m, ước nặng hơn 90 kg bằng với kích thước cá thể rùa biển trước đó đã lên bãi đẻ trứng vào đêm ngày 21.5. Theo TCCĐ xã Nhơn Hải nhiều khả năng cá thể rùa lần trước đã quay lại đẻ lần 2. Để thuận lợi theo dõi, bảo vệ, TCCĐ đã bấm thẻ rùa với số hiệu VN 1078. 

Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, người trực tiếp đỡ đẻ cho rùa biển cho biết “ vừa trở về nhà sau khi kết thúc 1 ngày hướng dẫn du khách lặn ngắm san hô ở khu vực biển Hòn Khô Nhỏ, lúc đó đã 9 giờ tối, được vợ cho hay, bà con báo tin rùa lên bãi đẻ trứng. Anh lập tức chạy một mạch ra bãi biển nơi có rùa đẻ trứng mà chưa kịp tắm rửa.

Lúc này bà con tập trung khá đông, được các anh em biên phòng và công an xã hỗ trợ tách dân ra xa để giữ yên tĩnh cho rùa đẻ. Anh Sáng trở về nhà lấy thau, dụng cụ và quay trở lại bãi biển. Rùa đẻ chỉ cách mép nước có 1,5 m, vì vậy anh Sáng cùng thành viên TCCĐ đã di chuyển ổ trứng đến bãi đẻ rùa biển cách đó 500 m và cách mực nước biển 70 m để đảm bảo an toàn cho ổ trứng”.   

Rùa biển đẻ trứngRùa đẻ được 102 trứng 

Những ngày gần đây nhiều ngư dân xã Nhơn Hải phát hiện rùa mẹ loanh quanh bơi kiếm ăn ở khu vực gần bờ. Đặc biệt tối đêm trước rùa mẹ đã lên bãi tìm chỗ đẻ nhưng vì người dân tập trung quá đông nên đã bò trở lại biển. Theo ông Chu Thế Cường, chuyên gia bảo tồn rùa biển của IUCN cho biết, rùa biển liên tiếp lên bãi biển trước khu dân cư xã Nhơn Hải để đẻ trứng, đây là tín hiệu tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương ( vì vùng biển nào có rùa biển thì chứng tỏ nơi đó có hệ sinh thái khá tốt).

Tuy nhiên qua hình ảnh chúng tôi thấy bà con tập trung khá đông lúc rùa đẻ là điều không nên. “Chỉ sử dụng ánh sáng đỏ hoặc tắt bớt đèn để tránh ảnh hưởng đến rùa, hạn chế tập trung đông dân. Mọi người không nên đứng quá sát và trước mặt rùa sẽ làm rùa sợ và không đẻ nữa”. 

Rùa biển sinh sảnRùa biển sinh sản tại khu dân cư, thu hút khá nhiều người dân hiếu kì đến xem. Ảnh: TCCĐ 

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết đêm hôm kia ngày (01.6) ở địa phương chức Lễ hội “ Nhơn Hải – mùa rong mơ, biển xanh vẫy gọi ” nên bà con và du khách quá đông, rùa không đẻ được, vì vậy đêm qua, rùa lên lại bãi, chúng tôi đã rất vui mừng và nhanh chóng huy động các lực lượng ở địa phương hỗ trợ bảo vệ bãi đẻ rùa biển. Thời gian tới, địa phương sẽ phân công tổ trực , nếu rùa lên khu vực nào thì vận đồng người dân di tản khỏi khu đó để cho rùa sinh sản. Đẩy mạnh tuyên truyên và nâng cao kiến thức về sinh sản của rùa biển cho bà con”.

Đăng ngày 03/06/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 09:32 25/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 11:20 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:15 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 18:42 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:42 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 18:42 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 18:42 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 18:42 28/09/2024
Some text some message..