Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bình Định đẩy mạnh các giải pháp quản lý nguồn lợi đồng bộ từ vùng khơi đến ven bờ

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bình Định đẩy mạnh các giải pháp quản lý nguồn lợi đồng bộ từ vùng khơi đến ven bờ và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. 

Quản lý, giám sát tốt, tổ chức đào tạo bài bản

Trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ( BVNLTS), đối với vùng ngoài khơi, Bình Định đẩy mạnh các giải pháp ngăn chặn IUU, chống đánh bắt bất hợp pháp như phát động thi đua cao điểm “180 ngày hành động” thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, tháo gỡ “Thẻ vàng” của EC. Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng lộng và vùng ven bờ trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở xác định hạn ngạch giấy phép và sản lượng thủy sản cho phép khai thác. Rà soát tàu thuyền để cấp giấy phép khai thác thủy sản theo qui định. Thực hiện việc lắp đặt và giám sát 100 % tàu cá hoạt động vùng khơi với thiết bị giám sát hành trình tàu cá; Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá theo qui định.

Ngư dânCác ngư dân kí cam kết chống khai thác IUU tại Lễ phát động thi đua “180 ngày hành động thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU” do xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) tổ chức vào Tháng 01.2023 Ảnh: TCCĐ

Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh xâm phạm lãnh hải nước ngoài đang có xu hướng giảm dần từ 37 chiếc (năm 2016) xuống còn 10 chiếc (năm 2022). Từ 01/01/2019, khi Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực đến nay, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Hiệp hội Thủy sản và Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho 1.295 thuyền trưởng tàu cá hạng II, 1.270 máy trưởng tàu cá hạng II, 363 thuyền trưởng tàu cá hạng III, 52 máy trưởng tàu cá hạng III và 3.439 thợ máy trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân đáp ứng quy định về thuyền viên tàu cá, trở thành một vài tỉnh, thành tích cực nhất trong lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản cho biết: Cùng với đó, Chi cục còn phối hợp với UBND các xã phường ven biển tổ chức các đợt công tác, trực tiếp xuống các địa phương hướng dẫn làm thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 4.846/5.797 tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản (chiếm 83,6%), trong đó: Vùng bờ: 831 giấy, vùng lộng: 805 giấy và vùng khơi: 3.210 giấy. 

Giúp ngư dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVNLTS

Để hoạt động khai thác ven bờ phát triển ổn định mà không gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên thì ngoài sự quản lý của các ban, ngành chức năng, vai trò của cư dân trong khu vực này cũng rất quan trọng. Việc hỗ trợ để người dân tự nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVNLTS được tổ chức thường xuyên. Liên quan vấn đề này Ông Nguyễn Hữu Hào, chủ tịch Hiệp hội Thủy sản cho biết, từ năm 2005 dựa trên ý tưởng về Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, ngành Thủy sản tỉnh cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành chỉ thị thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân tham gia BVNLTS”. Sáng kiến này của tỉnh Bình Định được trung ương đánh giá cao và tổ chức phổ biến đến nhiều tỉnh thành trong nước.

Đến nay sau 17 năm thực hiện, Phong trào đã lan tỏa sâu rộng đến 31 xã, phường ven đầm, ven biển trên toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan. Tại nhiều địa phương, các cấp chính quyền, hội đoàn thể sáng tạo nhiều hoạt động phù hợp. Đặc biệt nhờ vận động tuyên truyền thường xuyên, phối hợp tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm nên nhận thức của người dân có chuyển biến rõ rệt.

Cụ thể, chỉ trong năm 2022, cơ quan chức năng cùng với cộng đồng giải cứu được 8 cá thể rùa biển (2 đồi mồi, 6 Vích). Thả cá 10.000 con cá chẽm và 52.600 con cá giống các loại như  rô nhím, rô đơn tính, cá trắm, cá mè theo Chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản trên 2 đầm Trà Ổ và Thị Nại. 

Cùng với đó, mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng cũng được Chi cục Thủy sản chú trọng thực hiện. Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, Bình Định triển khai thực hiện đồng quản lý bảo vệ thủy sản từ 2007 cho 11 mô hình với 20 xã phường tham gia. Sau khi Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực, Chi cục tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát và kiện toàn các mô hình đồng quản lý trên theo Luật Thủy sản.

Hiện nay, các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực biển vịnh Quy Nhơn (Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng) đã triển khai và phát huy hiệu quả tốt được Trung ương cũng như  nhiều Tổ chức quốc tế đánh giá rất cao do có tác dụng tốt, bền vững, nhờ gắn bó mật thiết với sinh kế của cư dân.

San hôSan hô phục hồi sau thời gian được TCCĐ khoanh vùng, bảo vệ tại khu vực biển Bãi Dứa, xã Nhơn Lý. Ảnh: TCCĐ

Thực tế cho thấy, các mô hình đã góp phần phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, phát triển sinh kế cộng đồng bền vững gắn với du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường nguồn lợi, bảo tồn rùa biển, hạn chế tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định … Kết quả quan trắc năm 2022 cho thấy mặc dù có phần nào bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhưng rạn san hô tại bốn điểm giám sát: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng đều được xếp hạng sức khỏe khá, tốt. Nhơn Lý có độ phủ san hô sống cao nhất (đạt hơn 62%), tiếp đến là Nhơn Hải (hơn 36%), Ghềnh Ráng (30%) và Nhơn Châu duy trì 23,1 %.

Đăng ngày 02/06/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Nông thôn

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 02:18 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 02:18 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 02:18 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 02:18 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 02:18 11/10/2024
Some text some message..