Bình Định: Vươn lên khá giả nhờ nuôi cá chình

Mô hình nuôi cá chình của ông Nguyễn Phưởng, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) là một điển hình về phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông vươn lên khá giả.

Nuôi cá chình
Ông Phưởng (giữa) kiểm tra cá chình để phòng ngừa dịch bệnh. Mô hình nuôi cá chình của ông Phương ở xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định). Ảnh: M.K

Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình sản xuất mới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình nuôi cá chình của ông Nguyễn Phưởng là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông vươn lên khá giả.

Ông Nguyễn Phưởng chia sẻ: “Được hỗ trợ kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông, năm 2021 tôi triển khai thực hiện mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt. Với số lượng giống thả ban đầu là 500 con, kích cỡ 100 gam/con, sau 15 tháng thả nuôi, cá chình sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 90% và trọng lượng từ 1 - 1,2 kg/con, giá thương phẩm hiện nay khoảng 500 nghìn đồng/kg. So với một số vật nuôi khác, tôi thấy nuôi cá chình mang lại hiệu quả cao hơn”.

Lúc đầu, ông Phưởng nuôi 1 ao, diện tích khoảng 300 m2. Đến cuối vụ, gia đình ông thu hoạch được hơn 50 triệu đồng. Thấy mô hình nuôi cá chình có nhiều triển vọng, nên ông tiếp tục mở rộng lên 2 ao nuôi, với diện tích 600 m2 và thả 1.000 con cá chình giống. 

Điều đáng phấn khởi là sau hơn hai năm nuôi và chăm sóc, mô hình nuôi cá chình của ông Phưởng đã hoàn chỉnh, gia đình ông đã vươn lên khá giả.

Theo ông Phưởng, cá chình rất thích nghi với môi trường nước ngọt lợ ở địa phương, dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, thức ăn đơn giản (chủ yếu là cá rô phi, cắt nhỏ). 

Điều quan trọng nhất vẫn là cá chình giống phải được mua từ các cơ sở uy tín. Trong quá trình chăm sóc, cần chú trọng đến chất lượng nước ao nuôi, tạo môi trường trú ẩn cho cá chình. 

Người nuôi cá chình thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi để có hướng điều chỉnh lượng thức ăn, tránh trường hợp thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Ông Trần Văn Phá, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) cho biết: “Hiện nay, một số hộ dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất sang nuôi cá chình. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và sớm hoàn thành tiêu chí thu nhập về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Báo Bình Định
Đăng ngày 17/05/2023
Minh Khoa
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:14 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 07:14 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:14 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 07:14 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:14 14/11/2024
Some text some message..