Bình Định: Xung quanh việc cải tạo hồ nổi nuôi tôm ở Hoài Nhơn: Người nuôi bức xúc vì phải chờ quy hoạch

Sau nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) cải tạo ao, hồ nuôi tôm bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ và lót bạt (người dân địa phương gọi là hồ nổi) để tiếp tục nuôi tôm với hy vọng hạn chế được dịch bệnh, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã ngăn cấm cách làm nói trên, khiến cho người nuôi tôm bức xúc.

hồ nuôi tôm
Một hồ nuôi tôm ở Hoài Hải đã được nâng cấp thành hồ nổi, hiện đang nuôi tôm. Ảnh: T.S

Nhiều diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang

Vùng nuôi tôm ở xã Hoài Hải nằm ở cuối một nhánh của dòng sông Lại thuộc địa bàn 3 thôn Kim Giao Nam, Kim Giao Thiện và Diêu Quang với tổng diện tích trên 34 ha mặt nước. Nhiều năm qua, diện tích nói trên đã được người dân sử dụng nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh, song bị thất bại, nợ nần do tôm nuôi liên tiếp bị dịch bệnh gây hại.

Để hạn chế dịch bệnh tôm nuôi, một số hộ dân đã cải tạo lại ao hồ bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ, lót bạt làm hồ nổi để nuôi tôm và đã thành công. Thấy vậy, nhiều hộ khác cũng học tập làm theo, nhưng họ đã bị chính quyền địa phương ngăn cấm và tịch thu phương tiện.

Bên hồ tôm đang được cải tạo dở dang, ông Lê Văn Hùng, người nuôi tôm ở đây, cho biết: “Năm 2011 tôi mua lại hồ (diện tích 5.800 m2) của một người dân trong xã với giá 160 triệu đồng để nuôi tôm. Hai vụ tôm trong năm 2012, tôm nuôi đều dịch bệnh chết, thua lỗ 120 triệu đồng.Thấy hai hộ bên cạnh cải tạo hồ nổi nuôi tôm hiệu quả, đầu tháng 6.2013, tôi vay mượn tiền thuê máy móc làm theo nhưng đã bị UBND xã tịch thu máy. Hồ tôm bỏ không, không có công ăn việc làm, tôi không biết xoay xở bằng cách nào để kiếm tiền trả nợ”.

Cạnh hồ nuôi tôm của ông Hùng là hàng chục hồ tôm khác cũng đang bị bỏ hoang, bờ ao sạt lở, máy móc và thiết bị phục vụ nuôi tôm bị hư hỏng nằm lăn lóc. Ông Trương Văn Tài - ở thôn Kim Giao Thiện, cũng đã bỏ hoang hồ tôm diện tích 8.500m2, cho biết: “Các hồ nổi cao hơn hồ chìm (hồ chưa được cải tạo, nâng đáy), nên chất thải và nước thải từ hồ nổi đều đổ dồn xuống các hồ chìm, khiến cho môi trường nước ô nhiễm, dịch bệnh tôm phát sinh. Nếu tiếp tục nuôi tôm ở hồ chìm thì càng thua lỗ nên chúng tôi không dám thả tôm. Có hộ thả nuôi cá chua, sản lượng cá đạt cao, nhưng không tìm được đầu ra, bị thua lỗ nặng, nên cũng bỏ hoang hồ. Nâng đáy hồ, lót bạt để nuôi tôm đạt hiệu quả hơn là việc làm cần thiết và là nguyện vọng chính đáng của bà con, nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương lại gây khó dễ”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết trong tổng số 34 ha mặt nước nuôi tôm ở xã Hoài Hải, chỉ có 10 ha được người dân sử dụng để nuôi tôm (chủ yếu là diện tích mặt nước nuôi tôm bằng hồ nổi), diện tích còn lại của hơn 40 hộ dân khác đều đang bị bỏ hoang. Trao đổi với chúng tôi, phần lớn các hộ dân không được cải tạo hồ nuôi tôm thành hồ nổi đều rất bức xúc, họ cho rằng chính quyền địa phương xử lý không công bằng.

Chờ quy hoạch

Trong cùng một vùng nuôi, một số hộ được cải tạo hồ thành hồ nổi để nuôi tôm và đạt hiệu quả cao, nhưng nhiều hộ khác lại không được làm, nên người nuôi tôm ở đây bức xúc cũng là điều dễ hiểu.

Ông Huỳnh Có, Chủ tịch UBND xã Hoài Hải, cho biết: “Từ năm 2010 đến nay, do môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh tôm liên tục bùng phát nên có một số hộ đã tự ý nâng đáy hồ, lót bạt nuôi tôm theo hướng bán thâm canh và thâm canh. Tháng 5.2012, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo không cho người nuôi tôm tự ý cải tạo, nâng cấp hồ nuôi tôm đất thành hồ nổi vì sợ chất thải từ các ao nổi sẽ làm môi trường nước bị ô nhiễm nặng hơn và ngăn cản đường tiêu thoát lũ ở địa phương. Bởi vậy, chúng tôi đã ngăn cản các hộ dân tự ý nâng cấp hồ tôm thành hồ nổi kể từ tháng 5.2012 theo chỉ đạo của huyện. Riêng một số trường hợp được làm hồ nổi trong năm 2012 là do thời điểm văn bản cấm người dân làm hồ nổi có hiệu lực thì họ đang cải tạo hồ tôm dở dang, chi phí đầu tư lớn, nên chúng tôi xin ý kiến huyện và huyện đã đồng ý cho họ hoàn thiện hồ nổi. Còn các trường hợp khác đều không được phép, ai làm chúng tôi đình chỉ ngay”.

Vậy chính quyền địa phương có phương án nào giúp người nuôi tôm hạn chế dịch bệnh phát sinh, tiếp tục nuôi tôm để có điều kiện trả nợ? Chúng tôi hỏi. Ông Có trả lời: “Chúng tôi cũng rất trăn trở về vấn đề này, nhưng chưa có giải pháp nào hữu hiệu để giúp người dân giải quyết khó khăn. Hiện xã đang chờ cấp trên quy hoạch cụ thể vùng nào được nuôi tôm, vùng nào không được nuôi mới có cơ sở phổ biến cho người dân thực hiện”.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Chí Công, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Trước thực trạng nhiều hộ dân tự ý sử dụng đất vườn để xây dựng hồ tôm và cải tạo hồ nuôi tôm thành hồ nổi, gây ô nhiễm môi trường, ngăn cản đường tiêu thoát lũ, tháng 5.2012, UBND huyện đã chỉ đạo ngăn cấm và xử lý các đối tượng có hành vi nói trên. Riêng khu vực nuôi tôm ở xã Hoài Hải, nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng, nếu tiếp tục để dân cải tạo hồ tôm thành hồ nổi, nuôi tôm theo hướng thâm canh thì chất thải từ các hồ tôm thải ra môi trường sẽ nhiều hơn. Hơn nữa, nguồn nước ngầm ở Hoài Hải rất hạn chế, nếu khai thác nước ngầm để nuôi tôm một cách ào ạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước ngọt của người dân. Bởi vậy, UBND huyện chỉ đạo xã Hoài Hải không để dân tự ý cải tạo, nâng cấp hồ tôm thành hồ nổi, chờ tỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm, đầu tư cơ sở hạ tầng…, mới hướng dẫn cụ thể cho dân vùng nào được cải tạo ao nuôi tôm, vùng nào không được làm, chứ để dân làm tự phát là không ổn”.

Theo chúng tôi, việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng các vùng nuôi tôm nhằm tăng hiệu quả nghề nuôi tôm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, là việc làm hết sức cần thiết. Tuy vậy trong khi chờ tỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm, chính quyền các cấp ở huyện Hoài Nhơn cũng cần phổ biến cho người nuôi tôm biết chủ trương phát triển nghề nuôi tôm của tỉnh, huyện và của xã, đồng thời sớm xây dựng và thực hiện phương án cụ thể, giúp các hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải khắc phục khó khăn trước mắt.

báo Bình Định
Đăng ngày 17/06/2013
PHẠM TIẾN SỸ
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 15:11 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 15:11 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 15:11 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 15:11 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 15:11 18/01/2025
Some text some message..