Bình Thuận: Bất cập trong quản lý tôm giống

Những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là sản xuất tôm giống ở Bình Thuận phát triển tương đối mạnh. Để tạo ra những con giống khỏe mạnh, các cơ sở sản xuất phải nhập khẩu tôm bố mẹ. Tuy nhiên, công tác quản lý con giống phải qua nhiều khâu nên còn nhiều bất cập, chất lượng con giống, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Bể tôm giống.
Bể tôm giống.

Tôm bố mẹ có bị “quá đát”?

Thời gian gần đây, “bệnh lạ” xuất hiện làm tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt đã khiến nhiều người nuôi trong tỉnh lo lắng. Có thể thấy chất lượng con giống quyết định 50% sự thành bại. Vì vậy, việc lựa chọn con giống của công ty nào, cơ sở nào đảm bảo uy tín để bước vào vụ mới vô cùng quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 153 cơ sở/638 trại sản xuất tôm giống. Thị trường nhập khẩu tôm bố mẹ chủ yếu là Indonesia, Thái Lan, Singapore, Hoa Kỳ… Theo đó, tôm giống nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm dịch các dịch bệnh thường gặp trên tôm. Các lô tôm giống nhập khẩu đều phải giám sát cách ly kiểm dịch bởi Cơ quan Thú y vùng trong thời gian 10 ngày. Tuy được siết chặt quản lý, nhưng theo các ngành chức năng, vẫn có một số lô tôm giống “lọt sổ” kiểm dịch, rất nguy hại cho người nuôi. Ngoài ra, theo ông Huỳnh Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, tôm bố mẹ sau khi nhập về chỉ sử dụng từ 3 - 6 tháng, nếu sử dụng lâu, con giống sẽ giảm chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ nuôi.

Do điều kiện tự nhiên khá tốt, Bình Thuận là một trong những tỉnh tập trung nhiều cơ sở sản xuất tôm giống, cung ứng khoảng 70% lượng tôm giống hàng năm”. Trong một lần ngồi trò chuyện, tôi vô tình nghe một người từng làm trong công ty sản xuất tôm giống, bật mí: “Thông thường, các công ty chỉ nhập lượng tôm bố mẹ cố định, sau đó tận dụng triệt để nhằm sản xuất nhiều lứa nauplii, mysis, post (tôm con) với lợi nhuận cao, do đó sẽ có nhiều lứa post không đủ chất lượng, sức đề kháng yếu. Khi các cơ quan chức năng kiểm tra, thì họ xin nhập tôm bố mẹ nhằm đối phó, hợp thức hóa”. Có nghĩa là, tôm bố mẹ sau khi nhập khẩu đã bị một số công ty sử dụng “quá đát” và tất nhiên một lượng lớn con giống kém chất lượng đã được bán ra thị trường.

Tôm giống trôi nổi khó kiểm soát

Anh Hội, một trong những người nuôi tôm thẻ đầu tiên ở xã Vĩnh Hảo  (Tuy Phong) cho biết: “Thời gian trước có một số người đến tận đìa tôm mời chào giống tôm thẻ có giá rất rẻ so với các công ty lớn, nghe đâu là giống nhập từ Trung Quốc. Nhiều người đã mua nuôi thử, nhưng giống kém chất lượng nên đa số gặp thất bại. Sau đó, người nuôi rút kinh nghiệm, chọn giống của các công ty lớn như Việt Úc, CP, Thông Thuận… chịu giá cao nhưng yên tâm. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi lại nghe tin một số công ty nhập phải lô tôm bố mẹ kém chất lượng, do đó hộ nào không may thả phải lô post nhiễm bệnh, đành chịu thiệt”.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng kiểm soát dịch bệnh, quản lý giống trôi nổi còn nhiều chồng chéo, chưa đồng bộ dẫn đến quyền lợi của người nuôi tôm chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó, các trại giống tư nhân đua nhau mọc lên, có trại giống được cấp phép sản xuất, nhưng thực tế không đáp ứng được các yêu cầu về quy chuẩn trại giống, khiến chất lượng giống đầu ra không đảm bảo và không được kiểm soát chặt chẽ. Việc quy hoạch xây dựng trại giống tập trung ở tỉnh ta vẫn còn bỏ ngỏ. Mới đây, Thông tư số 26/2013 của Bộ NN-PTNT về quản lý giống thủy sản vừa được triển khai, nhằm siết chặt hơn nữa khâu quản lý giống thủy sản trước khi con giống đến tay người nuôi. Hy vọng với thông tư mới này, bằng cách quản lý mới, người nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nuôi trồng thủy hải sản nói chung sẽ bớt lo lắng khi chọn con giống.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 07/08/2013
M.Vân
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 13:36 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:36 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 13:36 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:36 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 13:36 05/11/2024
Some text some message..