Bình Thuận: Khai thác hải sản gắn với bảo vệ biển đảo

Hoạt động khai thác hải sản được chia theo 3 tuyến chính là tuyến bờ, tuyến lộng và tuyến khơi, Phan Thiết bước đầu đã phát huy hiệu quả mô hình khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần, thu mua, sơ chế, bảo quản sản phẩm trên biển, xây dựng mô hình tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển với sự tham gia của hơn 890 thuyền công suất lớn với 130 tổ.

Bình Thuận: Khai thác hải sản gắn với bảo vệ biển đảo
Đánh bắt hải sản trên biển góp phần giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Ảnh: Đình Hòa

 Đây là mô hình hợp tác giúp đỡ nhau trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm đánh bắt hải sản và hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố trên biển, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển.

Để hoạt động của tổ đoàn kết khai thác trên biển thêm hiệu quả, Hội Nông dân thành phố Phan Thiết đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan tăng cường các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ ngư dân trong phát triển nghề cá bằng các chương trình phối hợp khuyến ngư, hỗ trợ vay vốn tín dụng, vốn quỹ hỗ trợ nông dân, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất và khai thác thủy sản. Về hoạt động hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận chính sách phát triển thủy sản, đến nay trên địa bàn thành phố Phan Thiết có 7 tàu cá đã hoàn thành việc đóng mới, nâng cấp và đưa vào sử dụng, 10 trường hợp đang triển khai thực hiện đóng mới, nâng cấp. Hỗ trợ theo Quyết định 48 của Chính phủ, thành phố Phan Thiết có 115 trường hợp đăng ký tham gia, bình quân hàng năm UBND tỉnh quyết định hỗ trợ chi phí nhiên liệu, bảo hiểm, máy bộ đàm cho các chủ phương tiện tham gia khai thác tại các vùng biển xa trên địa bàn thành phố Phan Thiết với số tiền từ 2,5 - 3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân thành phố Phan Thiết luôn phát huy trách nhiệm, chủ động phối hợp với các ngành chức năng và Bộ đội Biên phòng đóng trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về biên giới biển, về khai thác, đánh bắt hải sản trên biển. Tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, không đánh bắt, khai thác hải sản bằng chất nổ, xung điện, pha xúc… Đồng thời tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đã góp phần giúp làm ngư dân nắm chắc hơn tình hình, nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Từ đó tạo ý thức chấp hành pháp luật về biên giới biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển. Bên cạnh đó, ngư dân còn được trao đổi thông tin, phối hợp giữa các ngành chức năng và Bộ đội Biên phòng khi tổ chức, hướng dẫn cho tổ chức hoặc cá nhân hoạt động ra vào khu vực biên giới biển. Điển hình là phối hợp vận động và tổ chức ngư dân cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Qua đó, ngư dân có tàu công suất lớn khi tham gia khai thác hải sản tại vùng biển xa đã nhận thức đúng đắn, không xâm phạm lãnh hải nước ngoài…

Để phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế về đánh bắt hải sản kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hội Nông dân thành phố Phan Thiết sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Chính phủ, của tỉnh đối với việc vi phạm vùng biển nước ngoài, các khu vực biển được phép khai thác, không được phép khai thác. Có chính sách hỗ trợ phát triển mạnh dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa phương để bà con ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, góp phần giữ gìn biển đảo của Tổ quốc…

Thành phố Phan Thiết là một trong 4 trung tâm nghề cá của tỉnh và là một trong những ngư trường lớn của cả nước. Hiện nay năng lực tàu cá trên địa bàn thành phố Phan Thiết là 1.700 chiếc/262.000 cv, bình quân 154,12 cv/chiếc, trong đó có khoảng 885 thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ, làm dịch vụ hậu cần, thu mua, sơ chế sản phẩm trên biển.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 11/09/2018
T.Quang
Đánh bắt

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 00:13 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 00:13 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 00:13 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 00:13 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 00:13 28/10/2024
Some text some message..