Bình Thuận: Khó khăn dọn bẫy tôm hùm, bè cá trái phép

Thời gian qua, vùng biển Phan Thiết xuất hiện nhiều hoạt động đặt bẫy tôm hùm con, nuôi cá lồng bè trái phép ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, du lịch... Do đây là các nghề không nằm trong quy hoạch nên TP. Phan Thiết chủ trương sẽ kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm.

Khó khăn dọn bẫy tôm hùm, bè cá trái phép
Khó khăn dọn bẫy tôm hùm, bè cá trái phép. Hình minh họa

Theo UBND phường Mũi Né, vùng biển thuộc địa bàn phường có khoảng 120 hộ dân hành nghề bẫy tôm hùm con trái phép, bao gồm cả những hộ từ Bắc Bình vào đánh bắt. Thực hiện chủ trương của TP. Phan Thiết, tháng 3/2017, Mũi Né phối hợp tổ chức lực lượng tháo dỡ bẫy tôm giăng trái phép.

Qua thực tế kiểm tra, Phan Thiết phát hiện nhiều trường hợp ngư dân đã tháo bông tôm nổi trên mặt nước nhưng vẫn còn đặt dây dưới mặt nước rất nhiều. Chính vì vậy mà thời gian ra quân xử lý bẫy tôm tại đây kéo dài hơn dự kiến. “Sau khi ra quân, hiện nay vùng biển Mũi Né cơ bản không còn bẫy tôm. Việc xử lý cũng nằm trong khoảng thời gian gần hết mùa cho nên việc tổ chức cưỡng chế tương đối thuận lợi” - bà Nguyễn Thị Thúy Loan, Phó Chủ tịch UBND phường Mũi Né cho biết.

Thực hiện kế hoạch của UBND TP. Phan Thiết, từ ngày 13/3 đến ngày 14/4/2017, các phường, xã có nghề bẫy tôm hùm con đã phối hợp với Chi cục Thủy sản và một số đơn vị liên quan ra quân xử lý tháo dỡ lưới, bông tôm trên mặt biển. Sau 1 tháng ra quân xử lý, đến nay vùng biển toàn thành phố cơ bản được dọn sạch. Riêng tình trạng nuôi cá lồng bè trái phép trên biển Mũi Né, theo báo cáo của UBND phường hiện nay có 11 hộ đang nuôi trên vùng biển của phường. Trong đó, Mũi Né có 5 hộ, còn lại là các hộ đến từ Đức Long, Phú Hài, Đức Thắng.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Loan việc xử lý cá lồng bè hiện nay gặp khó khăn ở khâu gia hạn thời gian để tạo điều kiện cho các hộ xuất bán hết sản phẩm trước khi tháo dỡ. Tuy nhiên có một số trường hợp đối phó bằng cách sang nhượng lại lồng bè cho người khác sát với thời gian cam kết tháo dỡ. Người nuôi sau lại cho rằng chưa nhận thông tin về thời gian tháo dỡ nên vẫn tiếp tục nuôi. Những hộ này kiến nghị do đã đầu tư kinh phí lớn để thả nuôi lứa cá mới nên muốn được tiếp tục gia hạn thêm thời gian. 

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 24/05/2017
Châu Tỉnh
Nông thôn

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 00:27 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 00:27 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 00:27 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 00:27 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 00:27 28/10/2024
Some text some message..