Bình Thuận: “Vỡ trận”… đầu mùa hạn

Cứ tối đến dân ra phá dỡ các mối hàn trên cống lấy nước, sáng ra chi nhánh thủy lợi Bắc Bình ra quân đi hàn lại. Đã 3 lần hàn lại như thế trong 5 ngày qua.

Đục kênh thủy lợi
Người dân đục kênh thủy lợi giành nước.

Đã giành giật nước

Chiều 16/12, khoảng 30 - 40 người dân ở xã Phan Thanh (Bắc Bình) kéo nhau ngược lên tuyến kênh cấp 1-D14 thuộc địa phận xã Phan Lâm, để phá vỡ các mối hàn tại các cống lấy nước, nhằm cho nước chảy về cứu lúa đông xuân mà các hộ dân này tự ý sản xuất trước đó khoảng 15-20 ngày, bất chấp khuyến cáo hạn hán của xã. Lần này, chính quyền đã vào cuộc, đã vận động, giải thích. Các hộ dân hiểu, đã quay về ôn hòa. Vài ngày trước, cũng trên tuyến kênh này, khoảng vài chục hộ dân ở thôn An Bình, xã Bình An kéo lên đập phá các mối hàn tại các cống lấy nước cũng với lý do là đưa nước về cứu lúa đông xuân đã xuống giống 15 - 20 ngày qua ngoài kế hoạch. Từ mấy ngày trước, tuyến kênh D14 này dài 20 km, kéo qua các xã Bình An, Phan Thanh… tiếp giáp Kênh chính Đông thuộc Dự án Phan Rí - Phan Thiết, đã được Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận (chi nhánh Bắc Bình) hàn lại các cống lấy nước, để bảo đảm các cuộc dẫn nước về cấp nước cho sinh hoạt, cho sản xuất trong kế hoạch với tình cảnh nước hồ Cà Giây báo động khan hiếm vào mùa khô này. Liền sau đó, các hộ dân có ruộng nằm ven tuyến kênh, đã tự ý xuống giống lúa đông xuân, không theo kế hoạch sản xuất chung của huyện, xã đã tụ tập đi phá vỡ các mối hàn trên, giành nguồn nước về cứu lúa của mình.   

Tương tự tình huống trên, nhưng manh động hơn, vì dân đã mang vác hung khí, đi giành giật nước như tối 13/12 vừa rồi tại thôn Lương Đông thuộc thị trấn Lương Sơn. Chuyện là những ngày qua, chi nhánh Bắc Bình thực hiện nhiệm vụ nhận nước và dẫn nước về thôn Lương Đông thuộc thị trấn Lương Sơn để cấp theo phiên nước cuối cho vụ mùa hơn 100 ha ở đây. Trước đó, chi nhánh Bắc Bình cũng đã triển khai hàn hết các cống lấy nước đầu kênh thuộc kênh cấp 1 D8 (Dự án Phan Rí - Phan Thiết). Trong quá trình dẫn nước và đóng các cống lại trên tuyến kênh trên tại vị trí cống mở rộng thuộc cánh đồng ruộng (Ba Bông - thôn Láng Xéo, Sông Bình), 2 cán bộ thủy nông đã bị 2 đối tượng tại thôn cầm rựa tới chửi bới và rượt đuổi vung chém loạn xạ. Và trong đêm 13/12/2019, toàn bộ các cống đầu kênh trên tuyến kênh các hộ dân phá hết các mối hàn và mở cống lấy nước. Sáng hôm sau, chi nhánh Bắc Bình phải hàn lại các cống. Trong 2 ngày 14 - 15/12, phải có các đồng chí công an tham gia dẫn nước, nước mới về được vùng đồng có 100 ha lúa vụ mùa. Nhưng tình hình vẫn không có chuyển biến, khi cán bộ thủy nông và lực lượng công an rời đi, các hộ dân tự ý sản xuất lúa đông xuân ngoài kế hoạch này vẫn tháo cống để lấy nước.

“Chiến trận” chống hạn

Sau cuộc họp của huyện Bắc Bình về tiến độ sản xuất vụ đông xuân 2019 – 2020 với con số loan ra trên địa bàn đã có 480 ha lúa đông xuân sản xuất ngoài kế hoạch thì bên chi nhánh Bắc Bình và những hộ dân ở những nơi tự ý sản xuất này đã diễn ra vài cuộc giằng co tại các cống lấy nước trên các tuyến kênh. Cứ tối đến dân ra phá dỡ các mối hàn trên cống lấy nước, sáng ra chi nhánh cho người đi hàn lại. Đã 3 lần hàn lại như thế trong 5 ngày qua. Trong khi diện tích xuống giống lúa đông xuân trong kế hoạch đang chậm, chỉ mới 280 ha/2.450 ha kế hoạch thì có vẻ diện tích lúa ngoài kế hoạch cứ bùng phát tăng, nhất là vùng ven các tuyến kênh. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì tổng diện tích sản xuất lúa ở Bắc Bình trong điều kiện bình thường lên đến 9.000 -10.000 ha.

Tại cuộc họp trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình nhấn mạnh: “Kiên quyết từ sau cuộc họp ngày hôm nay (ngày 12/12/2019) không để phát sinh thêm diện tích sản xuất ngoài quy hoạch”. Cùng sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí liên quan. Nổi rõ như cấp huyện khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo chống hạn vụ đông xuân 2019 - 2020, còn các xã, thị trấn cũng khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo chống hạn cấp xã, xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, chăn nuôi hợp lý. Đồng thời, thành lập tổ điều hành sản xuất tại các vùng cho phép sản xuất để bảo vệ, kiểm tra, xử lý các tình huống liên quan, song song với đồng loạt ra quân điều hành, bảo vệ nguồn nước sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch di dời đàn gia súc hợp lý...

Một cuộc ra quân chống hạn vừa bảo vệ nguồn nước cho những diện tích sản xuất trong kế hoạch bảo đảm hiệu quả, vừa cảnh báo những hộ dân sẽ chịu hết thiệt hại, nếu tự ý sản xuất theo ước muốn mà không nhìn nguồn nước đã cho thấy phần nào tính phức tạp của vấn đề. Chuyện nước nôi, sản xuất lâu nay bình lặng, hiền hòa nhưng hiện tại, ngay tại địa bàn Bắc Bình đã không còn thế, dù mới chỉ đầu vụ. Và câu nói rất quen thuộc thường hay sử dụng cho lĩnh vực nóng bỏng như an ninh trật tự, ma túy… bây giờ lại phải nói trong cuộc họp chỉ đạo sản xuất đông xuân: “Tình hình sản xuất ngày càng diễn biến phức tạp”.  

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 19/12/2019
Bích Nghị
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:36 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:36 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:36 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:36 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:36 18/11/2024
Some text some message..