Bỏ điều kiện kinh doanh nhiều ngành nghề nông nghiệp

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương - Cục phó Cục Chăn nuôi cho biết, sau khi đưa các điều kiện kinh doanh cần thiết vào nghị định về điều kiện kinh doanh của ngành nông nghiệp, thì các thông tư chỉ còn lại khoảng 50% yêu cầu chi tiết trước đây mà thôi.

chuan bi luoi cu
Ngư dân xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành (Trà Vinh) chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến đánh bắt.  ảnh: T.V

Tin từ Bộ NNPTNT, Bộ đã hoàn thành dự thảo “siêu” nghị định quy định điều kiện kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Dự thảo đề cập việc chuyển các điều kiện kinh doanh (từ thông tư lên nghị định) không gây vướng cho doanh nghiệp nhưng yêu cầu chất lượng sản phẩm phải ở mức an toàn trở lên.

Bộ NNPTNT là đơn vị quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản... Theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư (mới), Bộ NNPTNT quản lý 35 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, Bộ NNPTNT đã hoàn tất việc rà soát toàn bộ các văn bản liên quan (69 văn bản). Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Kim Anh nhận định, khi rà soát các văn bản về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với lĩnh vực thuộc bộ quản lý, có những điều kiện kinh doanh quy định chung chung (như: Nhà xưởng phải phù hợp, trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu…) nhưng nếu không quy định cụ thể hơn nữa thì Bộ sẽ kiên quyết bãi bỏ.

Bên cạnh đó, có những điều kiện đầu tư kinh doanh (như kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản thuộc danh mục 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện), đến thời điểm này không có quy định cụ thể hơn nên Bộ NNPTNT cũng trình Chính phủ không quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề này.

Quan điểm của Bộ NNPTNT về việc nâng cấp quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không phải thực hiện một cách cơ học mà là xem xét lại toàn bộ tính phù hợp dựa trên cơ sở thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan như: Tính khả thi, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp.

“Việc đưa các quy định lên thành nghị định được cân nhắc kỹ lưỡng vì việc này giống như khâu tiền kiểm, cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, tránh việc lạm dụng thông tư nhưng cũng không dồn áp lực kỹ thuật lên các nghị định của Chính phủ”- bà Kim Anh nói.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương - Cục phó Cục Chăn nuôi cho biết, sau khi đưa các điều kiện kinh doanh cần thiết vào nghị định về điều kiện kinh doanh của ngành nông nghiệp, thì các thông tư chỉ còn lại khoảng 50% yêu cầu chi tiết trước đây mà thôi.

“Nhiều điều kiện cụ thể về diện tích nhà xưởng, trình độ chuyên môn của người làm công tác về giống... đã bị loại bỏ. Điều này giúp người chăn nuôi chủ động hơn với trang trại và doanh nghiệp của mình. Tuy vậy, các quy chuẩn chất lượng đã đưa vào dự thảo nghị định trình Chính phủ đối với các doanh nghiệp, trang trại có trên 300 lợn nái thì vẫn phải bảo đảm các quy định về kiểm soát an toàn dịch bệnh, kiểm soát môi trường...”- ông Dương cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, trong kết quả rà soát mới nhất, Bộ NNPTNT đã chủ động đề xuất loại bỏ hẳn các điều kiện kinh doanh thuộc 3 ngành nghề: Kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát; kinh doanh củi và than hồng; kinh doanh ngư lưới, dụng cụ thủy sản.

Như vậy, hiện nay chỉ còn 32 ngành, nghề kinh doanh nằm trong diện quy định điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật của Bộ NNPTNT thay vì 35 ngành nghề như trước đây.

Báo Dân Việt, 29/05/2016
Đăng ngày 29/05/2016
Đỗ Hương
Kinh tế

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 10:47 25/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng: Dấu hiệu tích cực cho thị trường khôi phục

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau hai năm đầy thách thức. Cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu đều cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp và chính phủ nhằm khôi phục ngành công nghiệp quan trọng này sau giai đoạn suy thoái do đại dịch và biến động thị trường quốc tế.

Thu hoạch tôm
• 10:30 22/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 06:24 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 06:24 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 06:24 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 06:24 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 06:24 28/10/2024
Some text some message..