Một loài cá sở hữu “chiếc nanh” độc lạ

Dường như những sinh vật biển bao giờ cũng có sức hấp dẫn vô cùng tận với con người, bởi tạo hóa đã ban cho chúng nhiều đặc điểm hình thể mà những sinh vật trên cạn phải đặt dấu chấm hỏi vì sự khác thường và kỳ lạ của chúng.

Cá nanh heo
Cá nanh heo sở hữu làn da sọc và cặp răng nanh hung dữ

Điển hình là loài cá có tên là cá nanh heo dưới đây. Không chỉ sở hữu làn da có vằn, chúng còn có hai chiếc nanh hung dữ khiến chúng trông hệt như một chú heo (lợn) rừng nguy hiểm.

Cá nanh heo: một “chiến binh” trên biển

Cá nanh heo (Tên khoa học: Pomacanthus imperator) thuộc bộ cá Vược, họ cá tai tượng. Ngoài ra, chúng còn gọi là cá thiên thần hay cá hoàng đế, đây là một loài cá nổi tiếng với hình dáng cơ thể đẹp cùng nhiều hoa văn rực rỡ và bắt mắt với nhiều màu sắc từ màu cam pha trộn trên thân, những đốm màu xanh tím, nâu, xám, đến những sọc dọc trên thân… Tùy thuộc vào con nước ở những nơi cá nanh heo sinh sống mà chúng sẽ có những màu sắc khác nhau.

Dù sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, nhưng có rất ít người gọi chúng bằng những cái tên mỹ miều mà đa số sẽ gọi chúng là cá nanh heo. Sở dĩ, loài cá này có tên gọi này là bởi chúng có một lớp da dày và cứng (càng trưởng thành thì thịt và da càng dày hơn) cùng bộ răng sắc nhọn giống như răng nanh của heo rừng.

Cá nanh heoTên gọi cá nanh heo xuất phát từ ngoại hình độc lạ của chúng

Loài cá này chuyên sống tổ chức thành đàn nơi các rạn san hô có độ sâu lên tới 100m, trải rộng ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và từ Biển Đỏ đến Hawaii, nhóm các đảo phía nam. 

Ở Việt Nam, cá nanh heo thường phân bố nhiều ở các khu vực rạn san hô ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa, xung quanh đảo Phú Quý, Bình Thuận và Côn Đảo hoặc xa hơn là các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Giống như những gì ngoại hình thể hiện, cá nanh heo có tính tình rất hung hăng nên được nhiều ngư dân gọi là “chiến binh” trên biển. Để kiếm ăn, chúng có xu hướng tấn công các loài tôm, giáp xác hoặc nhuyễn thể. 

Với lợi thế là hàm răng sắc nhọn, cá nanh heo có thể nhai cả bọt biển (hải miên). Người ta ví von rằng độ khỏe và sắc của bộ răng cá nanh heo thậm chí còn tương đương với răng người.

Cá nanh heo: Từ loài cá lạ lùng đến đặc sản vùng biển

Ngày nay, khi ngành du lịch ở Côn Đảo phát triển, cá nanh heo cũng dần trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng và được đông đảo du khách ưa chuộng. Nhờ đó, kinh tế biển ở Côn Đảo cũng ngày càng tăng tiến.

Những người từng thưởng thức qua món ngon chế biến từ cá nanh heo cho rằng, cá nanh heo là loài cá nhiều nạc và có độ béo vừa phải. Chúng vừa mang hương vị hài hòa, đặc trưng và vừa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa thích.

Cá nanh heoCá nanh heo nướng mọi được nhiều người sành ăn ưa chuộng. Ảnh: thanhnien.vn

Được biết, cá nanh heo có thể dùng làm nguyên liệu chính cho rất nhiều món ăn ngon như: Cá nanh heo nướng mọi, cá nanh heo nướng muối ớt, cá nanh heo nướng sa tế, lẩu cá nanh heo, cá nanh heo um,... Theo những người sành ăn chia sẻ, cá nanh heo thưởng thức ngon nhất là khi chế biến món nướng, đặc biệt là nướng mọi. Khi đó, thịt cá dày, dai giòn và rất thơm ngon.

Những năm trước, các ngư dân thường để dành cá nanh heo làm món ngon đãi khách quý và rất ít khi bán ra ngoài. Hiện nay, giá thành của cá nanh heo tương đối cao, trung bình khoảng từ 95.000 đến 100.000 đồng/kg nên cũng có nhiều hộ dân đánh bắt cá nanh heo để tăng thêm thu nhập.

Nguyên nhân giá bán loài cá này khá đắt đỏ được cho là do khâu đánh bắt chúng rất khó khăn và mất thời gian. Đặc trưng của cá nanh heo là ngư dân phải dùng câu hay đâm từng con một thay vì lưới. Do đó, ở nhiều vùng biển còn truyền nhau câu ca dao: “Nanh heo ăn dễ khó tìm/Miếng ngon trời đất dẫu gì nghe em”. 

Cá nanh heo không chỉ có vẻ ngoài độc đáo và có thể chế biến nhiều món ngon mà còn là một loài cá rất chung thủy. Gần như suốt đời, cá đực và cá cái luôn song hành; nếu chẳng may một trong hai con bị bắt, con còn lại sẽ lẩn quẩn mãi ở khu vực đó trong nhiều ngày sau.

Đăng ngày 26/10/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:33 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:33 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:33 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:33 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:33 04/12/2024
Some text some message..