Bộ gen kỳ lạ của cá vàng thuần hóa

Trong quá trình thuần hóa cá vàng để làm cảnh, con người đã lai tạo ra rất nhiều giống cá vàng có bộ gen kỳ lạ, có tính trạng kiểu hình xinh đẹp – nhưng lại thoái hóa về mặt chức năng.

Thủy bao nhãn
Thủy bao nhãn là một giống cá vàng cảnh với cặp mắt hướng lên trên có hai túi chất lỏng lớn.

Con người đã thuần hóa số lượng lớn động vật trong lịch sử, một số để làm thực phẩm, một số làm bạn đồng hành và bảo vệ. Một số loài – như thỏ và chuột lang — đã chuyển một phần giữa hai loại này, hiện vừa dùng làm thức ăn vừa là vật nuôi. Nhưng một loài vật nuôi đã hoàn toàn bỏ lại quá khứ như một nguồn thực phẩm. Và trong một sự hiếm hoi khác, chúng không phục vụ như một người bạn đồng hành mà là một vật làm cảnh.

Chúng ta đang nói về cá vàng và đã xem xét kỳ lạ trong bộ gen của chúng. Và nó cũng kỳ lạ như chính những con cá này vậy.

Một loài cá xinh đẹp

Nên dừng lại một chút để xem xét chúng kỳ lạ đến mức nào trong lĩnh vực thuần hóa. Chúng bắt đầu chỉ là những biến thể có màu hơi khác của cá chép -  loài được sử dụng hoàn toàn để nuôi trồng thủy sản. Con người đã loại bỏ hoàn toàn khỏi chuỗi thức ăn và biến cá vàng thành vật nuôi, nhưng chúng không phải là loại thú cưng mà chúng ta tương tác như chó, mèo, hay thậm chí là chuột lang. Nói chung, ta chỉ ngồi đó và ngắm chúng bơi trông bể. Và trong quá trình làm cho chúng trở nên đẹp hơn nữa, chúng ta đã lai tạo ra rất nhiều giống cá ít chức năng hơn.

Cũng có một chút kỳ lạ trong lịch sử thuần hoá. Trong khi chúng ta gọi chung cho chúng là cá vàng, hầu hết những gì chúng ta có không phải là cá có màu vàng thực tế. Sau khi được thuần hóa ở Trung Quốc (và sau đó chuyển từ ao vườn sang bể trong nhà), cá màu vàng chỉ được dành cho hoàng đế, vì vậy màu vàng của chúng vẫn khá hiếm. Trong khi đó, chúng ta đã lai tạo ra các dòng có nhiều đuôi, hay không có vây lưng, v.v.  Cá vàng đã trải qua hơn 1.000 năm thuần hóa và nhân giống chọn lọc. Điều đó có thể gây ra một số điều kỳ lạ về mặt di truyền đối với cá. Nhưng hóa ra ban đầu chúng khá kỳ lạ.

Ngay cả quy trình báo cáo bộ gen của chúng cũng trở nên kỳ quặc. Lần đầu tiên nó được báo cáo vào tháng 5/2020, khi một nhóm mô tả bộ gen của cá vàng và so sánh nó với tổ tiên của nó (cá chép). Nhưng phân tích khá đơn giản. Sau đó, một báo cáo trong tháng 11/2020, một bộ dữ liệu khổng lồ đã đưa ra phân tích không chỉ một chủng cá vàng mà còn 185 chủng khác nhau. Cộng với 16 bộ gen cá chép hoang dã khác nhau để so sánh. Trong khi bộ gen của cá vàng chỉ dài 1,8 tỷ cặp base (1,8 Gibases), thì trình tự thô cần thiết để thực hiện tất cả những điều này đã lên tới 4,3 nghìn tỷ base. Đó là một nỗ lực đáng kinh ngạc.


Ranchu - Một giống cá vàng không có vây lưng được ưa thích.

Bộ gen kỳ lạ của cá 

Hầu hết các loài động vật có hai bộ nhiễm sắc thể tương đồng, mỗi bộ nhiễm sắc thể từ mẹ và bố của chúng. Ở người, có 23 nhiễm sắc thể, và chúng ta có hai trong số mỗi nhiễm sắc thể, nghĩa là mỗi người mang 46 nhiễm sắc thể trong số đó. Ở cả cá vàng và cá chép, chúng có 25 nhiễm sắc thể, nhưng mỗi con cá mang 100 nhiễm sắc thể - thay vì hai bản sao, chúng có bốn hoặc đúng hơn là hai của hai bộ. Rõ ràng, dòng sinh ra cá chép là con lai của hai dòng gần gũi (có thể là các loài riêng biệt nhưng có quan hệ họ hàng gần).

Do đó, trừ khi một số bản sao của gen đã bị xóa hoặc bị vô hiệu hóa do đột biến, cá phải có bốn bản sao của chúng. Nhưng có một số trường hợp cụ thể thì không, chẳng hạn như gen sửa chữa DNA, nơi một bộ bản sao đã bị loại bỏ. Và trong rất nhiều mô, bộ gen này hoặc bộ gen khác hoạt động mạnh hơn, nhưng không có mô hình rõ ràng và nhất quán nào về bộ gen đó. Vì vậy, chúng ta chưa thực sự hiểu điều gì đang xảy ra với 4 bộ gen của loài cá, và câu trả lời có vẻ không đơn giản.

Loài cá này chỉ mới được phân lập gần đây và đã trải qua quá trình lựa chọn để tìm ra các đặc điểm khác. Nhiều biến thể về đặc điểm thể chất trên cá vàng có thể mới được di truyền gần đây và trở thành biến thể duy nhất có mặt trong dòng. Điều này tạo ra hiện tượng "quét chọn lọc", trong đó bất kỳ biến thể nào xảy ra ở gần khi quét chọn lọc xuất hiện sẽ là những biến thể duy nhất hiện diện trong một quần thể.

Các nhà nghiên cứu đã thấy khá nhiều tính trạng được tạo ra do quá trình quét chọn lọc khi kiểm tra nhiều dòng cá vàng. 1% số lần quét có thể có tổng cộng gần 1.000 gen. Ở cá ngựa vằn, một loài không có quan hệ quá xa với cá chép, 173 gen trong số này đã bị xóa. Cá mang những gen xóa này có những thay đổi về các đặc điểm như sắc tố và hình dạng cơ thể, đó chính xác là những gì bạn mong đợi do sự khác biệt giữa cá vàng và hầu hết các loài cá chép khác. Cũng có một số thay đổi liên quan đến hành vi, là cách cho chúng ăn hoặc phản ứng của chúng với chất tạo mùi.

Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét cẩn thận bộ gen của cá vàng bụng trứng, bộ gen không còn tạo ra vây lưng. Họ đã xác định được tổng cộng gần 400 gen có liên quan đến việc mất vây lưng. Thật kỳ lạ, hầu hết các biến thể là từ một trong hai bộ gen của tổ tiên. Và khi tập hợp con bị loại ở cá ngựa vằn (57 con), một 1/4 có sự thay đổi rõ ràng gần vây lưng. Tuy nhiên, với tối đa bốn bản sao của mỗi gen, việc thực hiện di truyền trên những động vật này sẽ không bao giờ là đơn giản, vì vậy việc hiểu được ý nghĩa của sự khác biệt về trình tự sẽ cần nhiều công việc hơn.

Ở một mức độ nào đó, ý tưởng đó biện minh cho quyết định của hầu hết các nhà di truyền học là tập trung vào cá ngựa vằn, loài có thể không có nhiều chủng như cá vàng nhưng có di truyền đơn giản hơn. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng hai loài này có thể có liên quan. Với một cặp bản sao bổ sung của mỗi gen, có thể cá vàng chịu đựng được nhiều đột biến hơn cá ngựa vằn.

The weird genomes of domesticated fish by John Timmer.

Đăng ngày 30/11/2020
Lệ Thủy
Sinh học

6 loại cá cảnh dễ nuôi- Mang tài lộc vào nhà!

Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi đang được rất nhiều người tìm kiếm. Ngoài lợi ích mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, đặt bể cá hợp phong thủy cũng sẽ giúp gia chủ rước tài lộc vào nhà.

Cá cảnh
• 10:55 06/01/2023

Nâng tầm "cá đại gia" - Cá chép Koi Việt Nam

Nghề nuôi cá chép Koi đang giúp hàng trăm hộ dân ở Hải Phòng "hái ra tiền". Họ đang ấp ủ chiến lược xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cá chép Koi Việt Nam.

Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com
• 13:43 01/11/2022

Các loại bệnh nấm thường gặp trên cá cảnh

Cá cảnh được xem là một thú vui tao nhã được nhiều người ưa chuộng bởi người ta yêu thích hình dáng và màu sắc bắt mắt, đẹp mắt trong bể nuôi. Nếu nuôi cá cảnh, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý và cần biết những loại bệnh có thể và thường tấn công cá cảnh mà bạn nuôi.

Bệnh nấm trên cá
• 09:37 07/10/2022

Ngành cá cảnh cần sự tham gia của các nhà khoa học

Cá cảnh Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 thị trường và đã hình thành nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM. Nhưng khoa học công nghệ vẫn còn thiếu trong ngành này.

Cá vàng
• 10:46 28/09/2022

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 06:46 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 06:46 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 06:46 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 06:46 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 06:46 25/04/2024