Bộ NNPTNT: Hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trên ngao/nghêu

Hiện nay, tình hình ngao/nghêu chết đang có chiều hướng gia tăng, có nguy cơ gây thiệt hại trên diện rộng tại các vùng nuôi. Để hạn chế tình hình ngao/nghêu chết, ngày 7/5/2012, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 642/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có nuôi ngao/nghêu về việc hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trên ngao/nghêu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đó, các Sở chỉ đạo các đơn vị chức năng quản lý sản xuất và thực hiện phòng chống dịch bệnh trên ngao/nghêu theo một số nội dung sau:

- Quản lý việc khai thác và lưu thông ngao/nghêu giống, phải thực hiện khai báo kiểm dịch đầy đủ theo đúng quy định. Ngao/nghêu giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng, kích cỡ 7.000 con/kg; mật độ thả nuôi 150-200 con/m2. Khuyến cáo trước khi thả nuôi nên tắm cho ngao/nghêu giống bằng nước ngọt để hạn chế ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh Perkinsus sp.

- Hướng dẫn người nuôi chủ động san thưa ngao/nghêu khi mật độ dày, tập trung thu hoạch khi ngao/nghêu đạt kích cỡ thương phẩm. Đối với bãi ngao/nghêu đang nuôi bị phơi nắng từ 5-8 giờ/ngày thì sau giờ thứ 4 phải phun nước làm mát liên tục và che nắng tránh để ngao/nghêu chết do nhiệt độ quá cao.

- Vào những tháng nắng nóng kéo dài hướng dẫn người nuôi chuyển ngao/nghêu xuống vùng hạ triều không nuôi vùng cao triều để tránh bãi ngao/nghêu bị phơi nắng trong thời gian dài dẫn đến ngao/nghêu bị chết.

- Phối hợp với các Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường khu vực (phía Bắc: Trung tâm Quan trắc và cảnh báo môi trường biển thuộc Viện Hải sản; miền Trung: Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, điện thoại 0583.831621; phía Nam: Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, điện thoại 08.38299592) để theo dõi các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH vùng nuôi và cảnh báo cho người nuôi. Khi có hiện tượng thủy triều đỏ (tảo độc nở hoa) cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách cào ngao/nghêu xuống khu vực sâu hơn, phun nước, khua mạnh để ngao/nghêu không ăn tránh cho ngao/nghêu bị nhiễm độc.

- Khi ngao/nghêu nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; làm vệ sinh ở khu vực vùng nuôi bằng cách thu gom ngao/nghêu chết, rắc vôi bừa kỹ hoặc phủ cát mới để cải tạo đáy nhằm khử ô nhiễm, diệt trùng và làm sạch môi trường ở bãi ngao/nghêu, tránh lan truyền sang các khu vực lân cận, đặc biệt là khu vực có ngao/nghêu giống.

Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng và khi có dịch bệnh ngao/nghêu xảy ra phải báo cáo kịp thời cho Tổng cục Thủy sản để phối hợp xử lý.

Bộ NN&PTNT
Đăng ngày 15/05/2012
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 19:19 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 19:19 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:19 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 19:19 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 19:19 09/11/2024
Some text some message..