Bộ NT và PTNT sửa 10 điều của Thông tư 48/2013

Sau hơn 3 năm VASEP kiến nghị Bộ NN và PTNT sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48/2013) quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu nhằm tháo bớt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 13/2/2017, Bộ NN và PTNT đã chính thức ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT (TT02/2017) sửa đổi, bổ sung một số điều của TT48/2013. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2017.

Chế biến thủy sản
Hình minh họa

Trước đó, ngày ngày 6/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ NN và PTNT, trước tháng 6/2017, giải quyết triệt để các vướng mắc liên quan đến một số quy định tại TT48/2013 về: (1) Tỷ lệ lấy mẫu, cách thức lấy mẫu theo lô sản xuất để kiểm tra; (2) Thời gian xếp doanh nghiệp trở lại Danh sách ưu tiên kể từ ngày đánh giá lại đạt yêu cầu theo quy định; (3) Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Cách đây hơn 3 năm, ngày 12/11/2013, Bộ NN và PTNT đã ban hành TT48/2013. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT đã từng gây nhiều khó khăn cho các DN XK thủy sản và VASEP cũng đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu ban hành thông tư thay thế theo hướng tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cho phù hợp với Luật ATTP để tăng sức cạnh tranh của DN trong quá trình hội nhập, giảm phát sinh chi phí cho DN.

Theo phản ánh của các DN hội viên VASEP, về bản chất TT48/2013 không đổi nhiều so với thông tư cũ vì một số quy định đã giảm nhẹ nhưng mức đánh lỗi lại siết chặt và nâng lên. Sau khi đi vào thực thi, VASEP và các DN cũng liên tục đề xuất với Bộ NN và PTNT xem xét, sửa đổi thông tư này nhằm tháo gỡ những khó khăn và bất cập trong quá trình thực hiện.
Sau khi hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi TT48/2013, ngày 5/8/2016, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã gửi Công văn số 168/QLCL-CL1 tới VASEP đề nghị Hiệp hội góp ý nội dung dự thảo này.
Ngày 18/8/2016, sau khi lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của các DN hội viên, VASEP đã gửi  Công văn số 132/2016/CV-VASEP góp ý sửa đổi Dự thảo Thông tư sửa đổi TT48/2013.

Ngày 13/2/2017, Bộ NN và PTNT đã ban hành TT02/2017 trong đó sửa đổi 10 điều và thay thế Phụ lục IV bằng Phụ lục IA; Phụ lục X bằng Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư này. Một số điểm đã được sửa đổi theo hướng tích cực như: Giảm bớt 1 chỉ tiêu kiểm tra đối với mẫu vệ sinh công nghiệp (Phụ lục IA), giảm tỷ lệ lấy mẫu đối với chỉ tiêu vi sinh khi xét duyệt cơ sở vào danh sách ưu tiên (Phụ lục II.A), giảm thời gian nhận hồ sơ và thông báo thẩm định tại cơ sở (mục 3); giảm thời gian DN chờ để quay lại danh sách ưu tiên từ 12 tháng xuống còn 3 tháng đối với cả DN hạng 1 và hạng 2; Giảm chỉ tiêu kiểm kháng sinh từ 25% xuống 20% của sản phẩm rủi ro - DN hạng 2 (Phụ lục IIA)....

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận  ATTP đối với thủy sản xuất khẩu đã được rút ngắn hơn so với hiện nay như sửa đổi khoản 2, Điều 11 của TT48/2013: Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 3 ngày (hiện là 5 ngày) làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại cơ sở nhưng không quá 7 ngày (hiện là 10 ngày) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tại khoản 2, Điều 22 của TT02/2017 đã bỏ mục b và sửa đổi việc NAFIQAD lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí sau tính đến thời điểm xem xét: (1) Cơ sở có tên trong danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản XK theo từng thị trường XK và (2) Cơ sở có lô hàng XK và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường NK phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, 2.

Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi một số quy định về phí; cấp chứng thư và kiểm tra đột xuất...

VASEP
Đăng ngày 13/03/2017
Tạ Hà - Hoàng Yến
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 04:13 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 04:13 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 04:13 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 04:13 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 04:13 24/01/2025
Some text some message..