Bổ sung khoáng cho tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn thấp

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước có độ mặn thấp đang là xu thế phát triển ngành tôm trên toàn thế giới. Báo cáo này nhằm nghiên cứu việc bổ sung khoáng chất vào khẩu phần ăn của tôm để đánh giá sự tăng trưởng và tỉ lệ sống khi tôm được nuôi trong nước có độ mặn thấp.

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn thấp
Nuôi tôm ở độ mặn thấp thì việc bổ sung khoáng cho tôm ăn có vai trò cực kỳ quan trọng. Ảnh minh họa: Internet

Khoáng chất rất quan trọng trong dinh dưỡng tôm. Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thẩm thấu và lột xác thì các ion khoáng cũng là thành phần của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như enzyme, hormone... Việc đánh giá các chế độ ăn bổ khoáng chất cho động vật biển bao gồm tôm là rất khó khăn bởi vì nước biển chứa rất nhiều ion hữu cơ có thể hấp thụ được (Gilles và Piqueux, 1983). Tuy nhiên với nuôi tôm trong nước có độ mặn thấp việc thiếu khoáng chất trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm làm tôm mền vỏ khó lột xác, tăng trưởng chậm và thậm chí là tỉ lệ sống thấp.

Nuôi tôm, cá hoặc các loài sinh vật biển ở nước có độ mặn thấp đang là xu hướng phát triển trên toàn thế giới. Tại hầu hết các nước, ứng cử viên chính được chọn để nuôi ở nước có độ mặn thấp là tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) - đây là loài sinh vật rộng muối có thể chịu đựng được nước có độ mặn 5 - 45‰. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự bổ sung khoáng chất cho sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của L. vannamei trong nước có độ muối thấp.

Nghiên cứu bổ sung khoáng chất cho tôm

Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 7 tuần sử dụng nước giếng khoan với 20 bể nuôi kích thước 60x30x30 cm ở có độ mặn 3‰. 10 con tôm có trọng lượng trung bình ban đầu 0,15 - 0,18 gam được cho vào mỗi bể. Mỗi chế độ ăn được chuẩn bị riêng biệt với các chế độ ăn có bổ sung kali, natri, Magie và 1% vitamine.


Bảng bổ sung khoáng cho tôm:

STTBổ sung khoáng cho 1kg thức ăn tômNhóm
1Không bổ sungĐối chứng
210g Natri/Kg
Na-10g/Kg
320g Natri/Kg
Na-20g/Kg
45g Kali/Kg
K-5g/Kg
510g Kali/Kg
K-10g/Kg
6150mg Magie/Kg
Mg-150mg/Kg
7300mg Magie/Kg
Mg-300mg/Kg

Tất cả các thành phần đã được trộn với tỷ lệ cần thiết và Maida (1%) được sử dụng làm chất gắn kết trong thức ăn.

Kết quả:

1. Tổng trọng lượng tăng:

Nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 5g Kali/kg thức ăn có tổng trọng lượng tăng cao nhất là 3,87 ± 0,07 g trong thời gian thí nghiệm 49 ngày, sau đó là nhóm bổ sung 20g Na/kg thức ăn với tăng trưởng của tôm 3,71 ± 0,08), 10g Na/kg thức ăn (3,70 ± 0,04gm) và 300 mg/kg thức ăn (3,69 ± 0,08 gm) tương ứng.

2. Tăng tốc độ tăng trưởng:


Biểu đồ tăng trọng của tôm trong thí nghiệm.

Kết quả cho thấy nhóm đối chứng (không bổ sung khoáng) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 6,03%. Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi cao nhất khi bổ sung 150 mg Mg/kg thức ăn là 6,50%, sau đó là 10g Na/kg thức ăn(6,41%), 300mg Magie/kg thức ăn(6,40%), 10g Kali/kg thức ăn (6,28%), 5 g Kali/kg thức ăn (6,26%) và 20g Na/kg thức ăn (6,17%).

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn được quan sát thấy trong giai đoạn thí nghiệm thấp nhất là 3,68 ở chế độ ăn đối chứng không bổ sung khoáng chất. 

3. Tỷ lệ sống sót của tôm

Tỷ lệ sống sót trong suốt giai đoạn thí nghiệm thấp nhất ở nhóm không bổ sung (50%) tiếp đến là các nhóm Mg-150 mg, Mg-300 mg, k-5 g, Na-10 g , Na-20g và K-10g. Theo đó nhóm tôm bổ sung 10g Kali/kg thức ăn có tỉ lệ sống sót cao nhất (80,0%).

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm đi cùng với sự gia tăng bổ sung K + từ 5g đến 10g K+/kg. Có thể do mức bổ sung K + cao hơn dẫn tới sự gia tăng độ thẩm thấu và tỷ lệ hô hấp của tôm.

Magnesium là thành phần chính của xương và bộ xương của động vật (Davis và cộng sự, 2005). Trong nghiên cứu hiện tại cho thấy tăng đáng kể (p <0,05) tăng trọng tôm thẻ chân trắng là 3,69g khi bổ sung magie. Bổ sung magie trong chế độ ăn của tôm ở mức 300mg/kg cho thấy sự tăng trưởng tốt hơn chế độ ăn không bổ sung. Quan sát tương tự đã được thực hiện bởi Cheng và cộng sự, (2005) ở tôm thẻ chân trắng. Các tác giả này đã báo cáo rằng Mg2+ ở mức 2,60-3,66g / kg được đề nghị cho sự tăng trưởng tối ưu của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước có độ mặn thấp.

Trong nghiên cứu này, hiệu suất thức ăn cao hơn, FCR thấp hơn và tỷ lệ tăng trưởng cao hơn ở mức bổ sung Mg 2+ với hàm lượng 150 mg/kg so với chế độ ăn không bổ sung. Còn theo (Kanazawa và cộng sự, 1984) tăng trưởng của tôm được cải thiện khi chế độ ăn uống được bổ sung magiê 0,3% . 

Khoáng chất Natri đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương khi nuôi tôm ở nước mặn thấp. Trong nghiên cứu này, kết quả bổ sung natri cho thấy sự gia tăng tỉ lệ sống sót (80%) với sự gia tăng bổ sung natri từ chế độ ăn 10g/kg đến 20g/kg. Roy và cộng sự, (2007a) được quan sát thấy tỷ lệ sống của tôm L. vannamei tăng từ 81% lên lên 92%. Với việc tăng cường bổ sung natri 20g/kg cho chế độ ăn tôm thẻ chân trắng. 

Các nhà khoa học kết luận rằng việc bổ sung khoáng chất trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng đã cho thấy biện pháp này có hiệu quả hơn việc bổ sung khoáng chất trong nước cho sự tăng trưởng và sự sống còn của L. vannamei trong nước có độ muối thấp.

Nhóm tác giả: E. Nehru và cộng sự 2018.
Đăng ngày 26/03/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 22:34 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 22:34 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:34 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 22:34 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 22:34 06/05/2024