Bơi sõng câu, kéo nhá bắt cá mùa nước tràn đồng

Mùa mưa lụt ở Phú Yên từ tháng 10 đến tháng 12, nước từ thượng nguồn sông Lỳ Lộ đổ về, tràn vô cánh đồng, nông dân kéo nhá (nhấc vó), bơi sõng câu (xuồng nhỏ) thả lưới bắt cá tôm cải thiện đời sống.

Kéo nhá bắt cá
Nông dân kéo nhá thả lưới bắt cá tôm cải thiện đời sống. Ảnh: phunuonline.com.vn

Nước bạc tràn đồng

Những ngày này, trên cánh đồng Tân Thọ, xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân, Phú Yên nước lụt tràn về đục ngầu gọi là nước bạc. Ông Võ Mười chuẩn bị lưới, lờ rồi vác sõng ra cánh đồng trước nhà thả lưới. Theo kinh nghiệm của ông, thả lưới mùa nước lụt phải gắn chì nhiều để lưới đè lúa chét nằm sát đáy.

Thả tay lưới xong, ông Mười lại chỗ bờ ruộng cao nhìn ra. Bầy vịt cỏ nhà trong xóm hụp lặn tìm rúc những con ốc, con tép gần bờ. Canh nửa giờ sau, ông Mười thăm lưới, trầm trồ: "Sau 10 năm mới có lại cá trôi. Loại cá này sống ở đầu nguồn sông Kỳ Lộ, mùa nước lụt cá theo dòng nước xuống đây đẻ rồi quay về nguồn. Trước đây vào mùa lụt, người dân ở đây thả lưới bắt được cá trôi, thời gian qua vắng bóng, năm nay mới có trở lại".

Nông dân đứng nháNông dân xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, Phú Yên đứng nhá

Gần đó có mấy người thăm lờ thả từ lúc con nước ngang đầu gối, cá mương, cá nhét và cá rô phi giãy đành đạch. Ông Nguyễn Văn Bình, đang trút cá phân trần: "Cá mương đem nướng không chỉ mình thèm mà cả xóm thèm. Còn cá sặc, cá nhét kho lá gừng. Trong các mùi cá kho thì kho lá gừng không tanh, kho thấm lửa, ăn là nghiền. Ở nhà quê mùa mưa lụt mà trong bếp không có hương vị món cá đồng kho lá gừng là dở".

Ông Nguyễn Văn Kiên, một người dân trong xóm, bơi sõng thả lưới. Trong khi chờ cá dính lưới, ông Kiên cột sõng rồi về ngồi trước hàng ba uống trà. Nhà ông Kiên quay mặt ra cánh đồng. Ngồi trong mái hiên, nhìn mưa lộp độp trên tàu lá chuối non, ông Kiên kể chuyện bắt cá đẻ.

Năm nay, nước lụt tràn vào đồng, đến tối lớn dần, có nơi ngập tới lưng quần, có nơi trên ngực người lớn… Ở đây người dân dùng phương tiện duy nhất là sõng câu để thả lưới đánh bắt cá. “Ngày trước, người ta bơi sõng thì mang theo 3 tấm lưới. Lưới 1 dít bắt được cá rô hột mít, cá trắng chỉ; lưới 2 nhặt bắt được con cá lúi, cá ngựa to bằng 3 ngón tay; còn lưới 3 rảng thì bắt cá to bằng bàn tay người lớn. Phải biết loại lưới nào thả chỗ nước cạn, lưới lớn thả chỗ nước sâu, đồng thời phải chọn hướng cá đi. Người ta cũng thường thả lưới cạnh bờ cỏ, lau sậy - nơi cá thường đẻ trứng. Những năm gần đây lưới 3 màng,  chỉ cần 1 tấm lưới cũng đủ bắt được nhiều cỡ cá” - ông Kiên nói.

Theo ông Kiên, nghề thả lưới, đặt lờ mùa nước tràn đồng vừa đơn giản, vừa tiện lợi, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Chỉ cần có một chiếc sõng và vài tay lưới, mỗi đêm cũng kiếm được vài ba ký cá, lươn, ếch là chuyện bình thường.

Ngồi trong nhà nhìn ra, thấy dáng người đội nón, mặc áo mưa kéo nhá, ông Kiên tiếp lời: "Mùa mưa lũ, nước từ sông Kỳ Lộ lớn nhanh, theo rạch bàu tràn vô ruộng. Nhà tôi ở cạnh cánh đồng, nhìn những người kéo nhá, thấy thật yên bình".

Cá lúi đuôi đỏ, thả đâu dính đó

Cá mùa nước bạc nguồn thức ăn dồi dào, cá mập ngon béo, nướng chảy mỡ. Ảnh: phunuonline.com.vn

Bơi sõng câu thả lưới ở Bàu Vườn, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, Phú Yên, ông Phan Văn Tấn, thăm tay lưới gỡ cả ký cá lúi đuôi đỏ. Loại cá này, đầu, mình đều giống cá lúi ở sông, chỉ khác là đuôi màu đỏ. Ông Tấn cho biết, cá này mới xuất hiện gần đây, xương cá hơi cứng nhưng nếu biết ăn thì cứ đem kho rục xương hoặc bằm rồi vò viên. Nếu cá lớn thì lóc thịt bằm, chiên dầu rồi nấu canh chua lá giang, nấu ngọt hoặc dầm nước mắm ớt tỏi chấm rau.

“Đợt lụt trước có người thả lờ bắt cá trê lai, gần 2kg, rộng trong lu 3 ngày chưa lật bụng” - ông Tấn nói.

Theo nhiều người, mùa mưa lụt cá sông, cá đồng ăn rất ngon. Theo ông Võ Văn Lai ở xã An Định, huyện Tuy An, Phú Yên thì mùa mưa nước thượng nguồn đổ về, cá ở sông thì xuôi nguồn nước vô đồng, quãng đường đi 5-7 cây số; còn cá ở đồng thì cũng chạy đồng, như cá rô ức nước róc lên bờ. Cá “vận động” nên xương mềm, còn mùa nắng cá ở trong ao, ngoài sông thì quanh quẩn trong vực nên xương cứng, cộng với nước bạc nguồn thức ăn dồi dào, cá mập, ngon, nướng chảy mỡ.

Phụ nữ Việt Nam
Đăng ngày 19/12/2022
Út Nam
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:39 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:39 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:39 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:39 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:39 18/11/2024
Some text some message..