Bống ngon vét nồi

Họ cá bống ghe thân quen với nhiều người nhưng cảm nhận thì khác hẳn. Có người xếp giống cá hiền hòa này vào tận miền... thương!

cá bống
Bống cát Cần Giờ vừa xổ đầm - Tạ Tri

 

Cá bống có nhiều loại, sống khắp từ Bắc đến Nam, ở suối cạn lẫn sông sâu. Có loại, nặng vài chục ký một con như bống mú. Có “chú” bé con bằng đầu đũa là bống mít (hủn hỉn)... Đáng nể ở khả năng thích nghi với môi trường sống của chúng, trong đó, không ít loài bống gắn chặt với tuổi thơ dân sông nước.

Nghêu ngao bắt bống

Hơn mười năm trước, vùng biển Gò Công, Tiền Giang, cá tôm... đếm không xuể. Hè về vui như hội! Tối, lũ trẻ chúng tôi háo hức xếp hàng xem Tôn Ngộ Không diệt yêu quái bằng ti vi trắng đen. Ngày, chúng tôi vác gậy rủ nhau vào rừng vó đám cá bống mít. 


Đám cá này, lúc ăn no thì tròn bụng tròn đuôi như hạt mít, nên có tên gọi là cá bống mít hay út mít. Chúng thường trú ngụ khắp đầm, mương, ao nước lợ, lại rất tham ăn nên dễ bị dụ. Mồi để vó cá là ít cám rang và còng, ba khía nhỏ đập giập. Đặt vó xuống khoảng 5 - 8 phút sau phải cất lên nhanh, nếu không chúng ăn no bụng liền lúc lắc bơi đi. Có chỗ trúng, được gần cả chén út mít mập trùi trũi, lượn lờ trông mê mắt. Mỗi đứa đặt cỡ 2 – 3 cái vó, khoảng tiếng rưỡi sau đã có hơn ký cá bống đủ loại, tôm bần... búng tanh tách trong giỏ. Dư ăn! Rồi tha hồ tắm sông, hái bần, bẻ trái dừa nước giải khát.

Giống bống dừa, bống tre cũng tham ăn không kém, có con bằng ngón tay cái người lớn. Bống dừa đen mun. Bống tre trắng xanh. Những ngày nước ươn (lớn không hết mức và ròng không sát), canh con nước mới chảy vào rạch, thả câu sẽ chắc ăn hơn. Mồi câu là tép bạc hoặc trùng hổ. Chúng thường đi theo đàn, có khi trên 10 con. Giật sướng tay! Có con bị giật sứt mép vẫn không sợ, khoảng 10 phút sau lại tranh nuốt mồi sâu hơn.

 
 

Đám hủn hỉn loắt choắt cũng "mắc nợ" bụi sả, cây ớt chim, mấy trái khế hườm sau vườn. Góp lại, kho lạt, thơm ngất ngát. Kèm với nhiều đọt cóc, xoài... chuối chát, khế xắt... Vét nồi thật nhanh

 
Tấn Tới
 

Riêng cá bống cát trắng thịt ngon và nặng tay hơn, có con bằng cổ tay người lớn. Giống này sống ở cả nước ngọt và lợ. Khi ở nước lợ, thịt cá thơm và ngọt đậm hơn. Cá cái lớn mắn đẻ, nên thường ôm trứng nhưng không trông con. Theo nghiên cứu của Ashley Chin-Baarstad, nhà sinh vật học của Đại học Purdue (Mỹ) cùng các cộng sự, cá bố sẽ chịu trách nhiệm trông trứng của nhiều bạn tình. Tuy nhiên, khi kẻ địch mạnh hơn xuất hiện, cá bố sẽ đớp hết trứng trước khi chuồn.

Bắt bống cát trắng hiệu quả là thụt hang bằng rổ tre, vợt lúc nước ròng hoặc mò tay. Những chỗ trũng trong ruộng lúa mùa, gần rừng cũng có giống này. Mẹo bắt nhanh là quậy cho đục nước. Sau khi bọn tôm đất nổi đầu sẽ đến bống cát lờ khờ... lấp ló.

Và kết thúc có hậu của những trò rong chơi bắt bống là các món ăn thơm!

Món bống kho quéo đúng điệu của mẹ 

Sài thành nhiều món ngon vật lạ và không ít món chân quê. Song hồn quê thì khó tìm thấy. Bởi hàng quán chú trọng đến cách chế biến nhanh, tiện nên các món nhà nghèo như bống cát kho quéo đành tức tưởi... cho người ăn.

Đúng điệu theo cách các bà các mẹ ở quê thì phải trở sống dao dần sơ mình cá sau khi đánh vẩy, rồi ướp hơn nửa tiếng trong nồi đất hoặc tộ sành. Lửa nhỏ, mà gặp lửa rơm bếp dột, khói mịt mù làm mẹ chảy nước mắt “sống” thì quí hơn vàng!

Bống cát kho tiêu... xiêu lòng kẻ chợ! - Ảnh: Tạ Tri

Năm phút sau khi nồi cá sôi, mẹ cho vào ít nước cơm chắt để nước cá kho thêm độ sánh, béo bùi hơn. Rồi chịu khó hâm lại lần thứ hai thì nồi bống kho tiêu mới hớp hồn thực khách.

Đám hủn hỉn loắt choắt cũng "mắc nợ" bụi sả, cây ớt chim, mấy trái khế hườm sau vườn. Góp lại, kho lạt, thơm ngất ngát. Kèm với nhiều đọt cóc, xoài... chuối chát, khế xắt... Vét nồi thật nhanh.

Cũng phía sau hè, nơi kẹt lu, bóng cây mít già có mấy lùm rau đắng đất non “lặt lìa”. Hái cả rễ, rửa sạch, đem nấu canh với bống tre, bống dừa... thanh mát vô cùng!

Thanh Niên Online 04/09/2012
Đăng ngày 08/10/2012
Tạ Tri
Ẩm thực

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 00:52 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 00:52 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 00:52 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 00:52 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 00:52 19/04/2024