Bột bã nho có thể hỗ trợ cá vượt qua thách thức bệnh tật

Các nhà nghiên cứu cho biết việc bổ sung chế độ ăn chứa bột bã nho cho cá trắm cỏ có thể hỗ trợ sức khỏe của mang cá và chức năng chuyển hóa năng lượng trong quá trình thử thách với mầm bệnh.

bột bã nho có thể hỗ trợ cá vượt qua thách thức bệnh tật
Bã nho. Ảnh: feedipedia.org

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Brazil đã khám phá việc sử dụng bột bã nho (GPF) trong chế độ ăn của cá trắm cỏ đối mặt với thách thức bệnh tật. Kết quả được công bố trên tạp chí Nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh

Các nhà nghiên cứu cho biết sản xuất nuôi trồng thủy sản là một ngành mở rộng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,8% từ năm 2000 đến năm 2016. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào các biện pháp canh tác thâm canh để đáp ứng nhu cầu đã làm bùng phát một số sinh vật gây bệnh bao gồm Pseudomonas aeruginosa. Đây là vi khuẩn gram âm là một mầm bệnh phổ biến được tìm thấy trong cả nuôi trồng thủy sản nước ngọt và biển, chúng liên quan đến bệnh xuất huyết, nó tác động đến một số loài bao gồm cá rô phi sông Nile, cá rô phi Mozambique, cá trê bạc và cá trắm cỏ.

Bệnh đặc trưng bởi da sẫm màu, cổ trướng, thối mang, đốm xuất huyết và lồi mắt. Mang cá là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nhiễm P. aeruginosa, nó gây ra sự phá hủy nghiêm trọng của phiến mang, phù, sự tăng sản (tăng cường các tế bào bất thường), giãn mao mạch và tróc vảy.

Ở cá, hệ thống chuyển phosphoryl đóng một phần trong sự kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ năng lượng (ATP). Quá trình này là cơ bản đối với năng lượng sinh học và cân bằng nội môi của các sinh vật. Các enzyme creatine kinase (CK), adenylate kinase (AK) và pyruvate kinase (PK) góp phần duy trì sự cân bằng năng lượng.

Tuy nhiên, nhiễm P. aeruginosa sẽ cản trở cân bằng nội môi do sự suy giảm hoạt động của các enzyme liên quan đến mạng lưới chuyển phosphoryl trong mang cá bị nhiễm bệnh. Sự tương tác đó làm tăng thêm tình trạng bệnh lý và tỷ lệ tử vong của cá. Theo nghĩa này, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị làm giảm hoặc ngăn chặn sự thay đổi của mạng lưới chuyển phosphoryl có thể được coi là một cách tiếp cận phù hợp để tránh tình trạng cá chết.

Lợi ích của bột bã nho trong chế độ ăn của cá

Sử dụng các chất phụ gia tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật hoặc giống như tinh dầu là một cách tiếp cận gần để ngăn ngừa hoặc hạn chế các rối loạn chức năng sinh học. Bột bã nho là một sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất rượu vang, giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học như resveratrol và có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn.  Bottari et al. (2015) cho biết RSV giúp giảm sự mất cân bằng năng lượng giữa sản xuất và sử dụng năng lượng. 

bột bã nho, nguyên liệu, cá trắm cỏ, phòng bệnh cho cá, thảo dược cho cá

Cá trắm cỏ. Ảnh: Internet

Thử nghiệm cho ăn

Các nhà nghiên cứu cho biết, mục đích là đánh giá xem việc bổ sung chế độ ăn với bột bã nho GPF có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sự suy yếu của cân bằng nội môi năng lượng tế bào ở cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn P. aeruginosa hay không.

Trong thử nghiệm cho ăn và thử thách bệnh tật, 120 con cá con đã nhận được một trong ba chế độ ăn. Cá được nuôi trong 10 ngày, nhận được thức ăn thử nghiệm trong 60 ngày và sau đó một nửa số cá được gây bệnh bằng việc tiêm một chủng P. aeruginosa.

Các chế độ ăn bao gồm đối chứng và với hai mức bổ sung GPF là 150mg hoặc 300mg/kg. GFP được sử dụng đã có sẵn trên thị trường và thành phần hóa học của GPF đã được kiểm tra.

Mười lăm ngày sau khi bị nhiễm bệnh, cá được thu thập để kiểm tra các thông số liên quan đến stress oxy hóa và các enzyme liên quan đến mạng lưới chuyển phosphoryl trong mang cá.

Kết quả

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc bổ sung 300mg bột bã nho/kg thức ăn có thể cải thiện hoạt động của các enzyme creatine kinase (CK), adenylate kinase (AK), pyruvate kinase (PK) và lactate dehydrogenase (LDH) so với nhóm cá nhiễm bệnh mà không bổ sung. Việc bổ sung GPF đã góp phần bảo vệ cá ngăn chặn thiệt hại do stress oxy hóa xuất phát từ căn bệnh này.

Phát hiện quan trọng nhất được tiết lộ trong nghiên cứu hiện nay là việc bổ sung 300mg GPF/kg thức ăn cải thiện hoạt động của các enzyme thuộc mạng lưới phosphotransfer, có thể góp phần cân bằng năng lượng nội bào hiệu quả từ đó bảo vệ quá trình chuyển hóa năng lượng. Do đó, bã rượu nho là phụ gia thức ăn tiềm năng để bảo vệ cá trắm cỏ trước thách thức do P.aeruginosa gây ra.

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0044848619300766#s0090

Đăng ngày 17/07/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:39 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:39 15/01/2025
Some text some message..