Bọt biển nắm giữ tương lai của y học

Dược phẩm của đại dương” đã giúp phát triển nhiều loại thuốc cứu sống con người, trong đó có bọt biển. Loài sinh vật này có thể tạo ra nhiều loại hóa chất kháng khuẩn, kháng vi-rút, kháng nấm, chống sốt rét hoặc chống viêm và có thể giúp tạo ra các loại thuốc chống kháng kháng sinh trong tương lai

Bọt biển
Bọt biển có cấu trúc tế bào tách biệt và phần lớn là sinh sống ở biển. Ảnh: thoughtco.com

Bọt biển là sinh vật có hình dáng vô cùng đa dạng và sống cố định ở đáy biển. Chúng thiếu hệ thần kinh, hệ tiêu hóa hoặc hệ tuần hoàn phức tạp. Tuy nhiên, chúng không phải là một loài thực vật hay một tảng đá xinh đẹp mà thực sự thuộc về một trong những dòng động vật lâu đời nhất trên hành tinh. 

Bọt biển có trong thuốc tiêu diệt ung thư, HIV 

Có hơn 5.000 loài bọt biển được mô tả được tìm thấy trên khắp các vùng biển trên Trái đất (và một số vùng nước ngọt), nhưng có thể còn hàng nghìn loài nữa mà các nhà khoa học chưa thể ghi nhận. Người ta ước tính rằng, hơn 200 hóa chất hoạt tính sinh học mới được phát hiện trong bọt biển mỗi năm, một số trong đó đã được chứng minh là thuốc rất hữu ích trong những thập kỷ gần đây. 

Thuốc có nguồn gốc từ bọt biển đầu tiên được Cơ quan Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận vào năm 1969 dưới dạng hợp chất phân lập từ demosponge có tên là Tectitethya crypta. Được biết đến với cái tên cytarabine, các nhà khoa học đã sử dụng hợp chất này để tạo thành cơ sở của một loại thuốc ngăn chặn sự sao chép ADN trong bệnh bạch cầu và khối u ung thư hạch, tiêu diệt ung thư một cách hiệu quả. Cho đến ngày nay, đây vẫn là một trong những lựa chọn điều trị trọng tâm cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu. 

Bọt biển 1969Năm 1969 bọt biển được điều chế thành thuốc

Năm 1981, acyclovir – một hợp chất chống vi-rút được chiết xuất từ bọt biển Caribe – đã được phê duyệt để điều trị bệnh mụn rộp, thủy đậu và bệnh zona. Cuối thập kỷ 80, FDA đã phê duyệt loại thuốc điều trị HIV đầu tiên trên thế giới, được gọi là AZT, có nguồn gốc từ các hóa chất được chiết xuất ra từ bọt biển.Bọt biển năm 1981Năm 1981 bọt biển được chiết xuất thành hợp chất chống virus

Thậm chí ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang sử dụng bọt biển để điều chế ra các loại thuốc mới. Vào tháng 10 năm 2023, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài bọt biển Mauritian, Neopetrosia exigua, tạo ra các hoạt chất sinh học có thể tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ung thư gan với mức độ gây hại tối thiểu cho các tế bào khỏe mạnh. 

Bọt biển năm 2023Năm 2023 nghiên cứu cho thấy bọt biển có chứa các loại vi khuẩn mới kháng kháng sinh

Một con đường đầy hứa hẹn khác là sử dụng bọt biển để sản xuất các loại thuốc kháng sinh mới, có thể giúp giảm bớt vấn đề kháng thuốc kháng sinh hiện nay. 

Tiến sĩ Eleanor Best, bác sĩ phẫu thuật thú y tại Đại học Bristol, Anh quốc, người đang nghiên cứu các loại kháng sinh mới, tuyên bố hồi đầu năm nay rằng, bọt biển chứa các loại vi khuẩn mới kháng kháng sinh. 

Bọt biển đang bị hủy hoại 

Vào tháng 5 năm 2023, các nhà khoa học tuyên bố họ đã phát hiện hơn 5.000 loài sinh vật biển mới, bao gồm nhiều loài bọt biển, ở một vùng biển được gọi là Vùng Clarion-Clipperton (CCZ), nằm ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương giữa Mexico và Hawaii. 

Rất tiếc, khu vực này nằm trong tầm ngắm của các hoạt động khai thác dưới biển sâu vì nó chứa trữ lượng mangan, niken, coban và các kim loại khác rất quan trọng để sản xuất pin lớn nhất thế giới. Nếu hoạt động khai thác dưới biển sâu cứ tiếp diễn, nó có thể gây ra sự tàn phá đối với hệ sinh thái và các loài bọt biển hữu ích. 

Ngoài CCZ, sự đa dạng của bọt biển cũng đang bị đe dọa bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Rất may, bọt biển có khả năng phục hồi đáng kể trước lượng oxy thấp và nước ấm lên, nghĩa là chúng có thể chịu đựng được những biến đổi khí hậu, hơn nhiều so với san hô và các loài sinh vật biển khác. 

Đăng ngày 20/12/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 21:13 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 21:13 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 21:13 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:13 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 21:13 23/12/2024
Some text some message..