Bột đậu nành cải tiến trong thức ăn tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây được báo cáo trên GAA đã đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành cải tiến để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng.

Bột đậu nành cải tiến trong thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Bột đầu nành cải tiến có khả năng thay thế bột cá được sử dụng trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Nguồn GAA).

Đậu nành cải tiến là gì?

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới đã không ngừng gia tăng áp lực lên việc sử dụng bột cá biển trong thức ăn cho tôm, dẫn đến yêu cầu phải có các loại nguyên liệu khác có khả năng thay thế nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế sử dụng bột cá.

Trong số các nguyên liệu đó, bột đậu nành thông thường là nguồn nguyên liệu tiềm năng nhất do tính sẵn có, giá cả hợp lý, khả năng tiêu hóa cao và thành phần các acid amin thích hợp. Tuy nhiên, sử dụng bột đậu nành thông thường trong thức ăn cho một số loài cá bị giới hạn từ 20 - 30% do có chứa các thành phần can thiệp vào quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đậu nành đang phát triển các phương pháp mới để sản xuất đậu nành cải tiến (Improved soybean meal - ISBM).

Đậu nành cải tiến là đậu nành có hàm lượng các thành phần ảnh hưởng xấu giảm đi và hàm lượng protein cao hơn. Ví dụ, Hội đồng đậu nành Ohio đã phát triển một loại đậu nành cải tiến ISBM từ đậu nành thông thường, ISBM này có hàm lượng protein cao hơn 20% và các chất kháng dinh dưỡng (ANFs) thấp hơn 50% so với đậu nành thông thường.

Trên thế giới, tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) là loài được nuôi phổ biến nhất, vì vậy nghiên cứu để tăng cường hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của chúng được đặt lên hàng đầu.

Một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng đậu nành Ohio nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành cải tiến để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng căn cứ vào thành phần nguyên con, hiệu quả sản xuất, các biến dưỡng bạch cầu và hàm lượng acid béo ở cơ đuôi của tôm.

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng đậu nành cải tiến trong thức ăn tôm thẻ

Nghiên cứu được tiến hành trong 12 tuần, tôm có trọng lượng ban đầu 3,2 g/con, 200 con/bể có thể tích 1.000 lít. Tôm thí nghiệm được cho ăn 03 lần/ngày, tỷ lệ cho ăn 3 - 4% sinh khối, lượng ăn được điều chỉnh sau 04 tuần. Các thông số chất lượng nước hàng ngày được theo dõi và duy trì trong khoảng thích hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.

 

Hình 2. Quang cảnh bố trí thí nghiệm (Nguồn: GAA).

Có 04 loại thức ăn (cùng mức 40% protein thô và 9% chất béo): thức ăn đối chứng (ISBM0) chỉ sử dụng hoàn toàn bột cá (300 g/kg) để cung cấp protein; 03 loại thức ăn còn lại sử dụng bột đậu nành cải tiến theo tỷ lệ tăng dần để thay thế bột cá (ISBM-33, ISBM-66 và ISBM-100). Thức ăn sau khi sấy khô được áo bằng dầu cá, bảo quản trong tủ đông để sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm.


Ảnh: feedipedia

Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy bột đậu nành cải tiến có khả năng thay thế bột cá được sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Ngoại trừ tôm ở nghiệm thức ISBM-66 có trọng lượng cuối thấp hơn so với thức ăn đối chứng, các loại thức ăn còn lại khác nhau không có ý nghĩa về chỉ tiêu này.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu EPA, DHA, các acid béo omega-3 cũng như tỷ lệ omega-3/omega-6 ở cơ đuôi của tôm khác biệt không có ý nghĩa giữa các nhóm tôm thí nghiệm. Điều này cho thấy bột đậu nành cải tiến có thể thay thế hoàn toàn bột cá như là nguồn cung cấp các acid béo omega-3 và không làm thay đổi chất lượng thịt tôm.

Dựa trên các kết quả về hiệu quả sản xuất, đặc biệt là phân tích tương quan hồi quy bậc 2 giữa trọng lượng cuối và tăng trọng của tôm thí nghiệm, mức thay thế tối ưu bột đậu nành đã được xác định là từ 89,13 - 95,56%. Từ đó, nghiên cứu này cho thấy có thể thay thế 100% bột cá bằng bột đậu nành cải tiến trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất, góp phần nuôi bền vững đối với loài tôm này

Đăng ngày 13/04/2018
Đào Minh
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 21:57 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 21:57 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 21:57 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 21:57 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 21:57 24/04/2024