Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tri ân những người vượt trùng dương ra dựng bia, cắm mốc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời giáo dục cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Lễ Cung nghinh. Ảnh: H.V.T
Lễ tế thần vào đêm trước, cầu an cho vong linh các chiến sĩ đội Hoàng Sa. Ảnh: H.V.T
Các bô lão đọc văn tế Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: H.V.T
Nghi thức để an vị các vong linh chiến sĩ đội hùng binh Hoàng Sa. Ảnh: H.V.T
Những chiếc thuyền câu và hình nhân binh phu gợi nhớ ân đức của đội hùng binh. Ảnh: H.V.T
Người trẻ ở Lý Sơn tham gia lễ hội tưởng nhớ thế hệ trước. Ảnh: H.V.T
Thổi ốc u, một nghi thức không thể thiếu tại Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: H.V.T
Sau lễ tế ở đình làng An Vĩnh là nghi thức thả thuyền tế ra biển. Ảnh: H.V.T
Những con thuyền câu với hình nhân thế mạng được hướng ra biển Hoàng Sa. Ảnh: H.V.T
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức kết hợp với các sinh hoạt văn hóa và lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống. Ảnh: H.V.T
Tháng 4-2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - lễ hội có lịch sử 400 năm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Đó cũng là một cách khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.