Bột lá sen - Thảo dược mới trong nuôi trồng thủy sản

Một báo cáo gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ cung cấp một loại lá hết sức gần gũi và quen thuộc với người dân châu Á có tác dụng phòng bệnh xuất huyết trên cá một cách hiệu quả.

Bột lá sen - Thảo dược mới trong nuôi trồng thủy sản
Bột lá sen giúp cá tăng cường hệ miễn dịch và tính kháng bệnh

Nghiên cứu sử dụng các loài thảo mộc vào thủy sản đã phát triễn mạnh trong những năm gần đây. Nhiều loài có giá trị được sử dụng vào chế độ ăn của cá tôm. Trong đó có nhiều loài rất khó tìm và giá trị cao nên khó có khả năng áp dụng vào nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó cũng có nhiều loài cây hết sức gần gũi với con người Việt Nam như lá ổi, lá sung, vỏ bưởi, diệp hạ châu…Báo cáo sau đây cung cấp một loài thực vật thủy sinh hết sức quen thuộc mà nhiều người không ngờ đến giá trị của chúng đối với cá. 

Theo các chuyên gia lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch và kháng khuẩn rất tốt. Một nghiên cứu trước đây cho thấy lá sen giúp tăng cường khả năng đề kháng rất tốt trên động vật thủy sản. 


Ảnh: cpreecenvis.nic.in

Bổ sung bột lá sen vào chế độ ăn của cá

Nghiên cứu này đánh giá đáp ứng miễn dịch của cá rô phi (Oreochromis niloticus L.) sau khi được trộn cho ăn ở các mức khác nhau (0,1%, 0,2% và 0,4%) từ bột lá sen (Nelumbo nucifera) trong 45 ngày. Sau đó các nhà khoa học đánh giá các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu ở giai đoạn cuối của quá trình cho ăn và sức đề kháng của cá đối với tác nhận gây bệnh xuất huyết với Aeromonas hydrophila. 

 

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy nhóm cá tiếp xúc với bột lá sen dẫn đến một sự gia tăng đáng kể trong tổng số globulin của huyết thanh, hoạt động lysozyme huyết thanh và hoạt động thực bào (p <0,05). Điều này vô cùng có lợi cho sức khỏe cũng như hoạt động miễn dịch của cá. 

Tổng số protein và albumin huyết thanh cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa cá rô phi đươc cho ăn 0,1% bột lá sen và nhóm chứng (p> 0,05). Trong khi khác biệt cao hơn rất rõ giữa hai nhóm còn lại so với nhóm đối chứng. Hệ miễn dịch máu được tăng cường bởi việc bổ sung bột lá sen. 

Ngoài ra, biểu hiện tương đối của các gen liên quan đến hệ miễn dịch, cụ thể là gen interleukin-1β và yếu tố hoại tử khối u đã được điều chỉnh đáng kể ở nhóm cá rô phi được cho ăn bằng 0,4% bột lá sen so với nhóm đối chứng; các biểu thức của chúng đã được điều chỉnh giảm trong các nhóm thử nghiệm khác (p <0,05). 

Tỷ lệ sống của cá rô phi sau khi gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn A. hydrophila đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể và liều phụ thuộc vào hàm lượng bổ sung của bột lá sen (p <0,05). 

Những kết quả phân tích cho thấy việc kết hợp chế độ ăn của cá với bột lá sen (0,4%, 0,2% và 0,1%) có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cá nuôi và cải thiện khả năng đề kháng của chúng với tác nhân bệnh và góp phần giảm thiệt hại do A. hydrophila gây ra. Do đó, lá sen có thể đóng vai trò là chất bổ sung vào thức ăn rất có tiềm năng cho cá hoạt động nuôi cá của người dân. Lá sen là thực vật hết sức phổ biến và gần gũi với người dân Việt Nam do đó nó hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất. 

Đăng ngày 17/08/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:02 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:02 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:02 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:02 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:02 18/03/2025
Some text some message..