Bước đầu triển khai nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn ở Cà Mau

Dựa trên nhu cầu sản xuất thực tế của bà con nông dân trong tỉnh Cà Mau, đặc biệt là các vùng ngập mặn như huyện Ngọc Hiển về xây dựng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển ứng dụng khoa học kỹ thuật để đánh giá hiệu quả, hoàn thiện tài liệu kỹ thuật.

Tôm sú
Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển ứng dụng khoa học kỹ thuật để đánh giá hiệu quả

Trên cơ sở đó, dự án “Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với cua biển dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” được triển khai với tổng diện tích 235,7 ha (98,5 ha diện tích mặt nước) tại khóm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cà Mau 43 » Diễn đàn bán đảo Cà Mau Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, tổng thời gian thực hiện 12 tháng.

Bao gồm có 56 hộ thành viên tham gia, mỗi hộ có diện tích giao động từ 02 – 09 ha. Trong quá trình thực hiện dự án thành lập 01 Hợp tác xã để tổ chức sản xuất.

Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với cua biển dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Dân Việt

Mô hình nuôi bao gồm khu vực ương tôm, ương cua riêng biệt và khu vực vuông nuôi quảng canh tôm cua kết hợp dưới tán rừng. Đối với hình thức ương cua và tôm thì được xử lý diệt khuẩn ao ương, nước nuôi và chủ động cung cấp thức ăn. Tôm cua sau khi ương đạt kích cỡ mong muốn thì được thả vào vuông nuôi kết hợp, sau thời gian thả nuôi tôm sú từ 4 - 5 tháng (02 vụ, 04 đợt nuôi), tôm đạt kích cỡ từ 25 - 30 con/kg; cua đạt kích cở từ 2-4 con thì tiến hành thu hoạch.

Sơ đồ nuôiMô hình nuôi tôm sú QCCT 02 giai đoạn kết hợp cua biển. Ảnh: Tép Bạc

Kết quả thực hiện của dự án như: (1) Tổng sản lượng tôm sú 31.360/29.550 tấn, đạt cao hơn so với mục tiêu của dự án đề ra, kích cỡ trung bình 28,5 con/kg đạt mục tiêu của dự án (30-25 con/kg). (2) Năng suất tôm đạt 318 kg/ năm, cao hơn năng suất bình quân của dự án (Tỷ lệ số đạt 18,05%). (3) Tổng sản lượng cua biển 13.620 tấn, đạt 92,18% so với mục tiêu của dự án, kích cỡ thu hoạch 3 con/kg đạt mục tiêu của dự án (2-4 con/ kg). (4) Năng suất cua đạt 138,05 kg/năm, tỷ lệ số đạt 16,59%.

CuaQuy trình kỹ thuật nuôi tôm – cua 2 giai đoạn đã giúp tôm- cua nuôi thích ứng tốt với biến đổi khí hậu,...

Dự án tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, bên cạnh đó nuôi theo hình thức này tôm, cua không nhiễm kháng sinh, hóa chất nên đáp ứng tốt yêu cầu trong an toàn thực phẩm.

Hiệu quả kinh tế của của dự án còn giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân trong vùng dự án góp phần thực hiện tốt công tác nhân rộng trong thời gian tới giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hiệu quả kinh tế của của dự án còn giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân trong vùng dự án góp phần thực hiện tốt công tác nhân rộng trong thời gian tới giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, môi trường, tình hình bệnh trên tôm cua xãy ra, tình hình dịch bệnh trên người xãy ra trên toàn cầu. Nhưng với quy trình kỹ thuật nuôi tôm – cua 2 giai đoạn đã giúp tôm- cua nuôi thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, tỉ lệ sống và năng suất đều cao hơn so với các hộ sản xuất truyền thống khác,... người dân địa phương có đề xuất cần thiết tục thực hiện dự án để hỗ trợ quy trình kỹ thuật cũng như nuôi kết hợp nhiều đối tượng trong cùng diện tích để nâng cao thu nhập, giúp người dân phát triển kinh tế như tình hình khó khăn hiện nay.

Trên cơ sở đó có thể nhân rộng mô hình nuôi cho các vùng lân cận có điều kiện nuôi thích hợp, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, từng bước giúp người nuôi tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản xuất.

Đăng ngày 25/08/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:40 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:40 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:40 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:40 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:40 18/11/2024
Some text some message..