Bước tiến trong kỹ thuật nuôi tôm tít hiệu quả

Việc nuôi tôm tít lồng của người dân đã phát sinh nhiều hạn chế, nhất là việc không quản lý được môi trường nước nên rủi ro rất cao và tốn nhiều thời gian để vệ sinh lồng nuôi.

Bước tiến trong kỹ thuật nuôi tôm tít hiệu quả
Anh Trương Minh Thuận (ấp Trường Đức, xã Lâm Hải) thu hoạch tôm tít.

Chính vì vậy, vừa qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức triển khai mô hình nuôi tôm tít trong ao đất, bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi tôm tít lồng.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 4/2019 tại hộ anh Trương Minh Thuận (ấp Trường Đức, xã Lâm Hải) với 650 con tôm tít giống, thả nuôi trong ao đất có diện tích 0,3ha. Tổng kinh phí thực hiện trên 67 triệu đồng (bao gồm cả chi phí đào ao ban đầu), trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 39 triệu đồng, vốn đối ứng hộ nuôi gần 28 triệu đồng.

Đối với hình thức nuôi này, thay vì nuôi trong lồng từ khi bắt con giống về cho tới khi thu hoạch, thì được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, khi mua con giống về sẽ nuôi lồng khoảng 20 ngày, khi con giống đảm bảo khỏe mạnh sẽ được thả ra ao đất ở giai đoạn hai.

Anh Thuận chia sẻ: “Trong giai đoạn nuôi trong rổ, mình vừa theo dõi sức khỏe con tôm vừa đánh giá được tỷ lệ hao hụt ban đầu. Do tỷ lệ hao hụt con tôm những mô hình nuôi trước đây thường xuất phát từ quá trình vận chuyển, con tôm dễ bị xây xước, hoặc khi mới nhận con giống về, con tôm chuẩn bị lột nên không bảo đảm sức khỏe”.

Khi thực hiện mô hình này, trong quá trình nuôi, ngoài đáp ứng các điều kiện về chất lượng con giống và ao nuôi thì phải thường xuyên theo dõi các yếu tố về độ mặn, nhiệt độ nước, độ kiềm và màu nước.

Qua hơn 4 tháng thả nuôi, hiện tôm đang trong quá trình thu hoạch tỉa, tôm có trọng lượng từ 150 - 250g/con, giá tôm tít hiện nay khoảng 1,2 triệu đồng/kg. Qua đánh giá, tôm có tỷ lệ sống từ 65% trở lên, năng suất đạt 70kg/vụ. Như vậy, theo tính toán, mô hình cho thu lãi trên 30 triệu đồng. Đây được xem là tín hiệu tích cực, bởi theo nhận xét của những hộ nuôi theo hình thức nuôi lồng trước đây thì việc vệ sinh lồng rất tốn thời gian và con tôm thường rất chậm lớn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Theo anh Thuận, tôm tít là loài thích sống ngoài tự nhiên và thích làm hang. Trong khi đó, trong quá trình nuôi khi tới con nước xổ vuông, dòng nước chảy mạnh nên con tôm tít nuôi trong lồng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, nếu nuôi trong ao đất, khi con tôm tít chuẩn bị lột, chúng sẽ làm hang để tránh bị tác động của các yếu tố bên ngoài”.

Ông Nguyễn Nghi Lễ, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện, người trực tiếp xây dựng dự án, đánh giá: “Qua đánh giá sơ bộ, lợi nhuận của mô hình thí điểm trên 30 triệu đồng. Kết quả dự án cũng đã góp phần hoàn thiện tài liệu, kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện ở địa phương, để từ đó Trạm sẽ tiếp tục cùng với các ngành có liên quan và những hộ nuôi hoàn thiện quy trình, kỹ thuật nuôi tôm tít trong ao đất, nhằm giúp các hộ nuôi đạt hiệu quả trong thời gian tới”.

Mô hình nuôi tôm tít trong ao đất, trên cơ bản vẫn sử dụng chiếc lồng nuôi cũ và khi tôm khỏe mạnh sẽ thả ra môi trường ao nuôi giống như môi trường sống trong tự nhiên của chúng. Trước tình thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nuôi bị ảnh hưởng nhiều nên việc từng bước áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất là rất cần thiết và phù hợp để người dân phát triển kinh tế bền vững.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 19/09/2019
Thanh Vũ
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:03 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:03 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:03 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:03 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:03 18/12/2024
Some text some message..