Cá tràu chữa nhiều bệnh

Theo Đông y, cá tràu (còn có tên là cá lóc, cá chuối, cá quả, cá hoa, cá sộp…) có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm...

cá tràu
Cá tràu là thức ăn bổ dưỡng và chữa được nhiều bệnh

Cá tràu (còn có tên là cá lóc, cá chuối, cá quả, cá hoa, cá sộp…) có tên khoa học: Ophiocephalus striatus. Đây là giống cá nước ngọt, sinh sống tự nhiên ngoài sông suối, đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch. Mỗi vùng đều gọi loài cá này với tên khác nhau: Nhiều tỉnh phía Bắc gọi là cá quả, cá sộp; các tỉnh trong Nam gọi là cá lóc, miền Trung xứ Quảng gọi là cá tràu. Một vài trường hợp người ta còn gọi nó là cá lóc đen để phân biệt với cá lóc bông.

Theo Đông y, cá tràu có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.

Theo ẩm thực dưỡng sinh, cá tràu cho tác dụng cao nhất vào mùa hạ để trừ thấp nhiệt do mùa này sinh ra. Sau đây là một số món ăn bỗ dưỡng và chữa bệnh của cá tràu: 

- Bổ não an thần, ích khí bổ huyết: Đầu cá tràu (300 g), xuyên khung (12 g), hà thủ ô chế (15 g), hoàng kỳ (30 g), táo đỏ (4 quả), gừng tươi vài lát. Đầu cá bỏ mang, táo bỏ hạt, nước vừa đủ. Tất cả cho vào nồi nấu với lửa to. Khi sôi nấu 2 tiếng với lửa nhỏ, thêm gia vị. Thường dùng cho trường hợp cao tuổi lú lẫn, kém trí nhớ, phản ứng chậm, mắt tai kém, sức yếu, mệt mỏi, kém ăn.

- Chữa thận hư nhiễm mỡ: Cá tràu 1 con (250 g) bỏ ruột, nấu với 200 g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần - Chữa trĩ: Cá tràu (200 g) trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá dấp cá và các loại rau thơm khác như ngò tàu, rau quế, húng chanh.

- Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá tràu 1 con (400 g), đông quỳ tử (24 g), hồng sâm (9 g), hoài sơn (30 g), sinh hoàng kỳ (30 g), lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.

-Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng: Cá tràu 1 con (250 g), đậu đỏ (50 g), vỏ bí đao (30 g). Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước.

- Làm mát máu, tiêu thũng: Cá tràu 1 con (250 g), đậu đỏ (500 g), bí đao (200 g), đường phèn (30 g). Nước vừa đủ, lúc đầu nấu bằng lửa to cho sôi, sau đó bớt lửa, hầm nhừ cho đến khi đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước.

- Chữa an thần, ích trí, tiêu thũng: Cá tràu (500 g), thịt lợn nạc (120 g), long nhãn (6 g), táo đỏ (6 quả), rượu (2 muổng canh); muối, hành, gừng. Rán cá; thịt lợn thái mỏng, táo bỏ hột. Cho nước vừa đủ. Nấu nhừ ăn nóng.

- Chữa tiểu rắt, nóng đầu ngọc hành, nước tiểu ít và vàng: Cá tràu 1 con ( 500 g), giá đậu xanh (150 g), cà chua (100 g), me (70 g), gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1-2 tuần.

- An thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí: Cá tràu 1 con (500 g), táo đỏ (10 quả), táo tây vỏ đỏ (2 quả), gừng tươi (2 lát), gia vị, dầu thực vật. Cá tràu rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt; thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, tiếp đến là táo. Nước phải ngập các thứ trên. Đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng.

- Bổ não, tăng trí nhớ, chữa các bệnh đau đầu, hay quên: Cá tràu (500 g) rửa sạch để ráo, khứa xéo trên thân cá rồi ướp gừng, xì dầu, tương hột, tiêu bột. Hấp cách thủy 2 tiếng ăn với cơm.

- Dưỡng huyết, chữa tiểu ra máu do tỳ hư: Cá tràu (250 g) thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/11/2015
Đăng ngày 17/11/2015
DS. Mỹ Nữ
Ẩm thực

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 10:43 30/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 13/09/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 14:33 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 14:33 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 14:33 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 14:33 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 14:33 18/10/2024
Some text some message..